Nghỉ hưu sớm với mức lương 19 triệu đồng/tháng, chưa đầy 2 năm, tôi lại loay hoay đi xin việc
Cụ bà người Trung Quốc không ngờ rằng nơi đến nhiều nhất trong suốt thời gian nghỉ hưu sớm là bệnh viện và phòng khám.
- 07-08-2023Vua dầu mỏ Mỹ dạy con 2 điều để trở thành người dẫn đầu giá trị hơn cả thừa kế cả tỷ USD
- 03-08-2023Viện sĩ hơn 90 tuổi tiết lộ môn thể thao là 'khắc tinh' của ung thư
- 02-08-2023Cha mẹ càng 'lười' 3 việc này, con lớn lên càng có triển vọng, tương lai giàu sụ, không phải lo nghĩ
Gạt đi lời khuyên để nghỉ hưu sớm
Khi còn đi làm, phải dậy sớm để kịp giờ chấm công, đôi khi lại phải tan ca muộn, ai cũng mong được nghỉ hưu sớm. Đa số mọi người đều tưởng tượng ra một viễn cảnh trong mơ về những ngày tháng nghỉ hưu.
Tuy nhiên, sau khi sống trong những năm tháng đó, nhiều người lại tỏ rõ tâm lý thất vọng. Dì Triệu (Bắc Kinh, Trung Quốc) là một phó phòng ở một cơ quan nhà nước. Theo đúng kế hoạch, bà sẽ về hưu ở năm 60 tuổi. Tuy nhiên, người phụ nữ này lại quyết định nghỉ hưu sớm trước 5 năm.
Bà về hưu ở tuổi 55 với mức lương hưu 6.000 NDT (khoảng 19 triệu đồng). Dì Triệu cho biết ở thời điểm quyết định nghỉ cũng là lúc bà vừa lên chức. Chính vì thế nhiều người đã khuyên bà tiếp tục gắn bó với cơ quan. Thêm nữa, nếu làm đủ số năm, bà sẽ nhận được mức lương cao hưu cao hơn.
Song dường như những lợi ích kinh tế đó không thể níu kéo người phụ nữ này ở lại. "Không phải không thích tiền. Tuy nhiên, tôi cảm thấy không đáng để bỏ ra 5 năm làm việc để đổi lấy số tiền này. Hơn nữa, không có nhiều gánh nặng về tài chính nên tôi nghĩ rằng mình nên về hưu sớm".
Từ chối những thuyết phục của lãnh đạo và nhân viên, dì Triệu quyết định nghỉ hưu không chút do dự.
Vỡ mộng về những ngày tháng nghỉ hưu
Ở thời điểm đầu của những ngày tháng nghỉ hưu, bà thực sự tận hưởng cuộc sống. Mỗi sáng bà không còn phải vội vàng đi làm. Thay vào đó, bà dậy muộn hơn và đi tập thể dục. Sau đó, bà về nhà dùng bữa sáng do chồng nấu và ra cửa hàng bán đồ điện nước để phụ giúp chồng việc bán hàng.
Ngoài ra, cách vài tuần, bà lại cùng ông xã đi du lịch đến những nơi yêu thích. Tuy nhiên sau vài chuyến, dì Triệu cũng không còn hứng thú. "Đi lại, ăn ở rất tốn kém. Chúng tôi không thể chi tiêu hết lương hưu hàng tháng. Thêm nữa, càng về già, sức khoẻ càng yếu nên sau mỗi chuyến đi đôi khi lại cảm thấy mệt hơn", dì nói.
Không thể đi du lịch, ở nhà lại chán, bà chuyển sang tham gia các lớp học thanh nhạc cho người cao tuổi. Nhưng được vài buổi bà lại chán nản do không thể hoà nhập được với mọi người.
Ở nhà, hết nấu cơm lại dọn dẹp nhà cửa, thỉnh thoảng sang buôn chuyện với hàng xóm, bà Triệu cảm thấy cơ thể không được khoẻ mạnh như trước. Vốn dĩ cột sống của bà không được tốt nay lại ít vận động nên lại càng đau mỏi. Đi khám, bác sĩ cũng khuyến khích bà cần vận động nhiều hơn.
Lúc này, dì Triệu dần nhớ những ngày tháng đi làm ở văn phòng. "Đi làm dẫu có vất vả nhưng tôi cảm thấy mình năng động và nhanh nhẹn hơn".
Trước đây, mỗi ngày đi làm, bà đều diện những bộ quần áo đẹp, chăm chút từng chút một cho ngoại hình. Tuy nhiên, kể từ khi nghỉ hưu sớm, bà chỉ mang những bộ quần áo ở nhà. Không ra ngoài nhiều, bà cũng chẳng còn thói quen trang điểm hay chăm sóc mái tóc.
"Thậm chí, ông xã còn nhận xét kể từ khi về hưu, tôi như già đi cả chục tuổi, tóc bạc đi nhiều, cơ thể dần chậm chạp hơn", dì Triệu ngậm ngùi nói.
Đến lúc này, người phụ nữ dần nhận ra cuộc sống hưu trí không đẹp đẽ như những gì bản thân đã tưởng tượng. Mấy năm nay, việc buôn bán ở cửa hàng điện nước của chồng không thuận lợi, cả nhà phụ thuộc vào tiền lương hưu của dì Triệu. Số tiền này chỉ đủ để chi tiêu và không có dư ra đồng nào nhằm tích góp cho quỹ dự phòng.
Quay trở lại làm việc do áp lực tài chính
Sang đến năm thứ 2, do không thể chịu được cuộc sống tẻ nhạt này bà đã quyết định đi làm thêm. Ngay khi chia sẻ ý tưởng này với chồng, bà Triệu nhận được sự ủng hộ. Ông cho rằng kể từ khi rảnh rỗi ở nhà, nơi bà đến nhiều nhất là phòng khám và bệnh viện. Vì thế nếu tìm được được một công việc phù hợp, không chỉ tăng thu nhập, nó còn giúp bà có cơ hội rèn luyện sức khoẻ.
Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ, bà Triệu đã đã hỏi chuyện những người hàng xóm xung quanh để tìm công việc phù hợp. Ban đầu, bà làm việc trong một cửa hàng bán thịt xiên. Tuy nhiên, do không chịu được mùi khói bếp nên dì Triệu đã xin nghỉ sau đó ít ngày.
Tiếp tục tìm việc, bà được nhận vào vị trí dọn dẹp vệ sinh ở siêu thị. Với mức lương 1.800 NDT/tháng, bà chỉ làm việc theo 4 tiếng/ngày. Cảm thấy không còn lựa chọn nào phù hợp hơn, dì Triệu quyết định gắn bó với công việc này.
"Tôi cảm thấy hơi buồn, dù sao cũng từng là phó phòng tại một cơ quan. Nhưng sau khi nghỉ hưu, vì khoản tiền lương hưu không đủ để chi trả cuộc sống và có thêm khoản dự phòng nên tôi phải đi làm thêm".
Sau 3 tháng gắn bó với công việc này, dì Triệu cho rằng đây không phải là một công việc dễ dàng. Nhiều hôm siêu thị đông khách, quản lý liên tục nhắc nhân viên vệ sinh phải lau dọn liên tục.
Làm công ăn lương nên chỉ cần nghỉ ốm hay nhà có việc, bà sẽ không được nhận tiền ngày hôm đó. Trong khi, ở cơ quan cũ, bà có thể tính vào ngày nghỉ phép. Đó còn chưa kể khi dọn dẹp không đúng yêu cầu, bà có thể bị phạt trừ lương. Như tháng đầu tiên, bà chỉ nhận được 1.400 NDT. Sang đến tháng thứ 2, tôi tiếp tục bị phạt 100 NDT do bỏ sót một đoạn lối đi.
Cho đến lúc này, dì Triệu mới thực sự hối hận về quyết định về hưu sớm. "Nếu tiếp tục làm việc đến năm 60 tuổi, lương hưu của tôi có thể đạt mức 9.000 NDT. Tất nhiên khoản lương này sẽ giúp ngay tháng nghỉ hưu được dư dả hơn. Nhưng tôi đã quyết định về hưu sớm 5 năm để rồi lại phải quay trở lại làm việc vất vả như bây giờ", dì Triệu bộc bạch.
Phụ nữ Thủ đô