MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghỉ Tết 7 ngày, 10 ngày hay gộp Tết Âm lịch vào Tết dương lịch?

28-10-2016 - 09:32 AM | Xã hội

Trong khi đang có tranh cãi gay gắt về việc nghỉ Tết Đinh Dậu 7 hay 10 ngày, ý kiến cho rằng nên gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch khiến nhiều người quan tâm.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
308 bài viết
  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn

Ngày 18/10, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã trình lên Chính phủ hai phương án nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 là 7 ngày hoặc 10 ngày. Tuy nhiên, theo Bộ này, đề xuất nghỉ 7 ngày hợp lý hơn, vì không quá dài.

Trong khi đó, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại chọn 10 ngày. “Người lao động quanh năm suốt tháng làm việc. Đặc biệt, những lao động đi làm việc xa quê cần thời gian dài hơn để di chuyển và thăm thân nhân. Nếu nghỉ 10 ngày còn giúp kích cầu mua sắm, người lao động có thời gian nghỉ dài hơn” - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân tích.

Tranh cãi về việc nên nghỉ Tết Đinh Dậu 7 ngày hay 10 cũng diễn ra gay gắt. Trong đó, ý kiến nghỉ 10 ngày chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu lại không chọn nghỉ 7 hay 10 ngày mà chọn cách gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch.

- Dư luận đang tranh cãi gay gắt về việc nghỉ Tết Đinh Dậu 7 ngày hay 10 ngày. Ý kiến của ông như thế nào?

Nếu buộc phải lựa chọn 1 trong 2 phương án thì tôi sẽ chọn phương án nghỉ 7 ngày. Nghỉ 10 ngày là quá dài. Còn nếu được lựa chọn, tôi không chọn bất cứ phương án nào trong 2 phương án này. Theo tôi, chúng ta nên gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch.

Một số nước từng ăn Tết theo Âm lịch như Nhật Bản cũng đã gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch. Theo tôi, đây là điều hợp lý vì khi cả thế giới nghỉ, mình làm việc xối xả; còn khi tới tháng 1, tháng 2, phương Tây làm việc thì chúng ta lại nghỉ.

Bây giờ, chúng ta đang nghỉ cả Tết ta và Tết tây. Như vậy, chúng ta mất khá nhiều ngày không làm việc. Đặc biệt là với Tết ta, khi đối tác làm việc thì cũng ta nghỉ ngơi hoặc làm việc rất cầm chừng. Điều đáng nói, việc chuệch choạc thậm chí còn diễn ra ở cả thời điểm trước và sau kỳ nghỉ Tết. Nhiều doanh nghiệp, sau Tết, phải tới tháng 3, họ mới chính thức bắt đầu làm việc trở lại. Như vậy, thiệt hại cho kinh tế sẽ rất lớn.

Có lẽ, biện pháp giải quyết hợp lý nhất là gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch. Khi đó, người ta nghỉ mình cũng nghỉ, người ta bắt đầu làm việc thì mình bắt đầu làm việc.

- Nếu gộp Tết Âm lịch và Tết Dương lịch, liệu chúng ta cố đánh mất truyền thống, tập quán bao đời nay không, thưa ông?

Gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch không có nghĩa chúng ta đánh mất truyền thống, tập quán. Chúng ta vẫn duy trì mọi phong tục tập quá như tụ họp gia đình, về quê cúng gia tiên, ăn bánh chưng, chúc Tết họ hàng, bạn bè, người thân,….

Tết Âm lịch và Tết Dương lịch chỉ khác nhau về lịch thời gian. Tết Dương lịch tính theo mặt trời. Tết Âm lịch tính theo chuyển động của mặt trăng. Không có nguyên lý nào cho rằng, Tết truyền thống phải dựa theo âm lịch. Chúng ta có thể tổ chức vào bất cứ ngày nào trong năm.

- Nhưng có ý kiến cho rằng, người dân Việt Nam từ ngàn đời đã quen đón Tết trong giá rét mùa đông. Nếu gộp Tết Âm lịch vào Dương lịch, cái rét giảm đi sẽ mất đi không khí Tết.

Không khí lạnh đã đến từ Tết Dương lịch. Theo lịch, mùa đông bắt đầu từ ngày 21/12 đến ngày 21/3. Sau ngày 21/12 nếu tổ chức Tết Âm lịch theo Tết Dương lịch thì Tết đã rơi vào mùa đông rồi, có không khí lạnh rồi.

Không thể dựa vào việc muốn có không khí lạnh ngày Tết để nhất quyết duy trì Tết Âm lịch vì nếu so với thiệt hại kinh tế, việc đánh đổi này là không xứng đáng.

- Ông nhắc khá nhiều đến thiệt hại kinh tế. Vậy, ông đã tính toán nghỉ Tết Âm lịch dài ngày khiến nền kinh tế chịu thiệt hại như thế nào chưa?

Năm ngoái, tôi đã tính toán con số thiệt hại khi nghỉ Tết Âm lịch quá dài. Thiệt hại sẽ vào khoảng 2% tổng GDP. Con số này được tính dựa trên việc chia số ngày nghỉ cho 365 ngày. Năm nay, nếu nghỉ Tết 7 ngày, thiệt hại kinh tế sẽ là khoảng 2%. Còn nghỉ 10 ngày, thiệt hại sẽ khoảng 3%.

- Nghỉ Tết dài ngày ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng bù lại người dân đẩy mạnh mua sắm, từ đó kích cầu tiêu dùng. Chẳng phải kích cầu tiêu dùng có tác động tốt tới nền kinh tế hay sao, thưa ông?

Chắc chắn một điều, khi nghỉ dài ngày, người dân sẽ đi chơi nhiều hơn, tiêu xài nhiều hơn nhưng tiền tiêu xài đó mang tính xả láng, chứ không dành cho các mặt hàng thiết yếu như mua bột giặt, cơm gạo, thịt thà hay các vận dụng cần thiết cho đời sống như xăng dầu.

Đó là tiêu dùng lãng phí, ăn nhậu. Người dân có tư tưởng đã làm việc vất vả trong suốt năm qua nên có mấy ngày Tết phải xả láng để thưởng cho bao công lao. Vì vậy, họ tiêu tiền không tiếc tay và gây ra lãng phí.

Vì vậy, đúng là ngày Tết người dân tiêu dùng nhiều, có thể kích cầu nhưng kích cầu đó không đáng kể, được bù trừ bởi việc lãng phí nên nói chung, nó là lãng phí hơn là được lợi cho nền kinh tế.

Video: Lịch nghỉ Tết âm lịch Tân Dậu 2017

Theo Thanh Hà

VTC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên