MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý bất động sản: Thị trường sôi động, giá tăng mạnh nhưng khan hiếm nguồn cung

14-01-2022 - 15:40 PM | Bất động sản

Nghịch lý bất động sản: Thị trường sôi động, giá tăng mạnh nhưng khan hiếm nguồn cung

Năm 2021 được xem là năm tăng giá kỷ lục trên thị trường bất động sản. Cơn sốt đất nền càn quét qua nhiều tỉnh thành đẩy giá bất động sản tăng cao. Tuy nhiên hàng nghìn dự án BĐS trên khắp cả nước vẫn bị ách tắc gây nên tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ trên thị trường.

Theo nhận định của giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn cung trầm trọng trên thị trường trong suốt vài năm gần đây. Thứ nhất, qua cả thập kỷ tăng trưởng, quỹ đất tại các đô thị lớn hiện nay đã gần hết, đặc biệt là ở khu vực nội đô. Cùng với đó, nhiều địa phương đã kiểm soát rất chặt, thậm chí hạn chế cấp phép các dự án mới. Điều này khiến thị trường bị co cứng.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, khiến nguồn cung dậm chân tại chỗ trong nhiều năm qua, chính là cơ chế, pháp lý còn nhiều bất cập. Nhiều quy định, luật pháp bị chồng chéo, chưa được tháo gỡ. Trong đó, 2 bộ luật gây tranh cãi nhiều nhất là Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014.

Cùng với đó, năm 2021 được xem là năm khó khăn của thị trường BĐS khi liên tục bị tác động bởi dịch covid-19. Nhiều dự án không thể thực hiện theo đúng tiến độ, đặc biệt một số còn phải tạm dừng triển khai thi công. Cùng với khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp.

Kết quả, hiện hàng trăm dự án bất động sản trên thị trường bị tắc nghẽn, đặc biệt là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và các loại hình chung cư. Các dự án nhà ở khan hiếm cũng khiến giá trên thị trường có xu hướng đi lên. Trong bối cảnh đó, vẫn có một số doanh nghiệp tận dụng cơ hội, tranh thủ đẩy mạnh xây dựng sau giãn cách, đưa hàng ra thị trường.

Ở các thị trường tỉnh ven Hà Nội có thể kể đến Ecopark khi liên tục là doanh nghiệp duy nhất ra mắt số lượng căn hộ chung cư lớn nhất thị trường suốt năm 2021. Vinhomes cũng là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi đẩy nhanh quá trình hoàn thiện pháp lý và xây dựng tại dự án Vinhomes Dream City Hưng Yên. Dự kiến đại dự án này sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2022.

Còn ở thị trường Bắc Giang, Phú Thọ...dù là cái tên khá mới nhưng Công ty cổ phần BV Land (thuộc Tập đoàn BV Group) cũng đã tăng tốc tận dụng thời cơ, đẩy mạnh xây dựng hai dự án lớn. Đầu tiên là dự án Khu đô thị BV Bavella Lạc Ngàn tại Phú Thọ hoàn thiện chỉ sau 7 tháng thi công đã bàn giao cho khách. Cùng với đó dự án Tổ hợp bất động sản cao cấp BVDiamond Hill với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ cũng nhanh chóng hoàn thiện cảnh quan, khu shophouse, cất nóc khu cao tầng với hai tòa tháp 18 và 25 tầng chỉ trong thời gian rất ngắn 8 tháng xây dựng. 

Được biết, mới đây BV Land cũng đã công bố Khu đô thị mới phía Tây Dĩnh Trì có diện tích khoảng 12,5ha, trở thành dự án thứ 2 mang thương hiệu Bavella ra mắt thị trường. Đây là chuỗi các khu đô thị có diện tích nhỏ dưới 20 ha do BV Land phát triển, bao gồm các sản phẩm nhà ở, thương mại dịch vụ, cảnh quan, công viên, khu vui chơi, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng cao, mang lại cho cư dân không chỉ ngôi nhà mà cả không gian sống tiện nghi, đẳng cấp, là điểm nhấn cho các khu vực xung quanh.

Bước sang năm 2022, trong trạng thái bình thường mới trong đại dịch được biết nhiều doanh nghiệp khác cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh nguồn hàng ra thị trường, đặc biệt là các dự án BĐS nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại, căn hộ chung cư sau một thời gian tắc nghẽn pháp lý, các doanh nghiệp hoãn kế hoạch bung hàng ro bị tác động dịch bệnh.

Đánh giá về việc khơi thông nguồn cung cho thị trường BĐS, trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục Trưởng Cục Quản Lý Nhà Và Thị Trường Bất Động Sản, Bộ Xây Dựng cũng khẳng định năm 2022 sẽ là năm ổn định của thị trường bất động sản, các rào cản pháp lý sẽ được tháo gỡ.

"Sau 4 đợt dịch Covid-19 diễn ra trong 2 năm qua, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách đặc biệt gây khó khăn di chuyển, hàng loạt dự án bị dừng thi công, trong khi đó giá cả vật liệu xây dựng leo thang. Điều đó dẫn đến việc nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng dần.

"Tuy nhiên, năm 2022 Quốc hội sẽ sửa Luật Đất đai, song song, Bộ Xây dựng đang đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở cho phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội...sau khi vấn đề pháp lý được hoàn thiện, chúng tôi dự báo thị trường sẽ phát triển khởi sắc hơn", ông Khởi chia sẻ.

Nam Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên