MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình

25-03-2018 - 10:36 AM | Sống

Thi thoảng, bạn sẽ cảm thấy không thể “yêu thương” nổi hành vi và suy nghĩ của một đồng nghiệp hay của một người bạn nào đó. Nhưng thực sự, bạn có cần phải phán xét và tìm cách thay đổi cách nghĩ của người đó hay không? Hay chính bạn cần nhìn lại cách đánh giá bản thân mình?

Chúng ta luôn bằng mọi giá phải phán xét ai đó

Tôi từng quen biết một doanh nhân rất giàu có và kiếm được nhiều tiền. Anh ta luôn nghĩ rằng, nếu ai đó đối xử tốt với anh, thì chỉ đơn giản là vì họ ngưỡng mộ thành công và quyền lực của anh. Hay thậm chí anh nghĩ họ đang nịnh nọt để được làm thân với anh. Còn nếu ai đó đối xử thô lỗ với anh ta, thì chỉ bởi vì họ ghen tị hay cảm thấy bị đe dọa bởi thành công và quyền lực của mình.

Anh ta định nghĩa bản thân qua sự thành công về mặt tài chính. Và theo lẽ tự nhiên, anh luôn phán xét thế giới và những người xung quanh qua sự thành công về mặt tài chính.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 1.

Tôi quen biết một cô gái rất xinh đẹp. Cô có cách nhìn nhận mọi việc theo thước đo về sự hấp dẫn và thu hút về ngoại hình. Mọi thứ từ cuộc phỏng vấn xin việc đến mặc cả để giảm giá khi mua sắm, hay cách đối phó với bà mẹ chồng hay rầy la.

Nếu ai đó đối xử không tốt với cô, thì cô nghĩ chỉ bởi vì họ cảm thấy ghen tị bởi vẻ đẹp của cô. Nếu ai đó đối xử tốt với cô, thì đơn giản vì họ ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô và muốn được gần gũi với cô.

Cô đánh giá bản thân qua vẻ đẹp ngoại hình và sự hấp dẫn. Và theo lẽ tự nhiên, cô đánh giá thế giới và những người xung quanh bởi vẻ đẹp và sự hấp dẫn của họ.

Tôi biết một gã thất bại toàn tập. Anh ta là một kẻ vụng về trong giao tiếp, và không ai thích anh. Anh nhìn thế giới như một cuộc thi trên truyền hình thực tế, ở nơi đó anh là một thí sinh thất bại. Tất cả mọi thứ, từ số tiền ít ỏi anh kiếm được, mấy quán ăn xập xệ mà anh hay ghé, hay cách mọi người dửng dưng không quan tâm khi anh nói đùa.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 2.

Nếu có ai đó coi thường anh, anh sẽ nghĩ vì họ nhận ra họ đang ngon ăn hơn anh ta rất nhiều. Nếu ai đó đối xử tốt với anh, thì đơn giản là bởi vì họ thấy anh thật đáng thương. Hoặc họ là một kẻ thất bại đáng thương hơn cả anh ta, nên họ có thể đồng cảm với anh.

Anh đánh giá bản thân qua địa vị xã hội anh đang có. Và dĩ nhiên, anh đánh giá thế giới và mọi người xung quanh theo địa vị xã hội của họ.

Có thể nói rằng, chúng ta luôn phán xét một ai đó dựa trên những điều mà ta đang sở hữu. Có người chọn sự giàu có, người khác lại chọn sắc đẹp, bởi chúng ta mang những hệ giá trị khác nhau.

Vì sao phán xét lại trở thành một thú vui tao nhã?

Mỗi người trong chúng ta có cách riêng để chọn đâu là điều giá trị nhất trong cuộc đời mình. Một số người đặt trọng tâm cuộc đời họ vào tiền bạc và địa vị. Nhưng có người lại đánh giá cuộc đời qua giá trị về vẻ đẹp và sự nổi tiếng. Một số lại coi trọng giá trị gia đình và các một quan hệ, coi trọng sự cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 3.

Dĩ nhiên vẫn có trường hợp bạn đánh giá mọi chuyện theo cách kết hợp của những cách trên. Nhưng chắc chắn một trong số đó sẽ là điều quan trọng nhất với bạn. Điều đó sẽ nổi bật nhất, và quyết định bạn có hạnh phúc hay không.

Và quan trọng là bạn nên đánh giá bản thân bằng những thước đo nội tại nhiều nhất có thể. Đó là những thước đo khi bạn đào sâu tự hỏi chính bản thân mình. Càng nhiều thước đo nội tại để đánh giá các giá trị bản thân, bạn càng có khả năng nắm chắc mọi chuyện trong lòng bàn tay.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như bạn nghĩ, vì:

Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá những người xung quanh. Và đó cũng là cách bạn cho rằng người khác đánh giá về bạn.

Nếu bạn đánh giá bản thân qua giá trị gia đình, bạn sẽ đánh giá người khác với tiêu chuẩn tương đương. Bạn sẽ xem xét họ có gần gũi với gia đình họ hay không. Nếu họ giữ khoảng cách với gia đình, và không gọi điện về nhà hỏi thăm thường xuyên, bạn sẽ đánh giá họ vô ơn, vô trách nhiệm. Trong mắt bạn, họ là kẻ bạc bẽo với gia đình và lãng quên cội nguồn của bản thân.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 4.

Nếu bạn đánh giá cuộc đời qua sự vui vẻ và số lượng những bữa tiệc bạn tham gia, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn tương tự. Nếu họ thích ở nhà và xem Cô dâu tám tuổi, bộ phim được chiếu hết từ tuần này sang tuần khác, bạn sẽ đánh giá họ trốn tránh thế giới, thu mình, và không đếm xỉa tới việc giao thiệp với mọi người.

Nếu bạn đánh giá bản thân qua số chuyến du lịch mình đã đi và những trải nghiệm mà bạn có, bạn sẽ đánh giá mọi người theo giá trị tương tự. Bạn sẽ nhìn nhận xem họ có phải là người từng trải không. Nếu họ thích ở nhà và tận hường những tiện nghi quen thuộc, bạn sẽ phán xét họ ngu ngốc, thiếu tham vọng, không đếm xỉa đến khát vọng tự do đáng ra họ nên phải có.

Tiêu chuẩn chúng ta sử dụng cho bản thân cũng là tiêu chuẩn chúng ta dùng để đánh giá thế giới xung quanh. 

Nếu chúng ta tin rằng mình là người chăm chỉ và tự giành được mọi thứ đang có, thì chúng ta sẽ tin mọi người có được những thứ họ xứng đáng có. Nếu họ không có được điều gì, thì chỉ bởi vì họ không tự cố gắng giành được nó.

Nếu chúng ta tin rằng mình bị đối xử tệ bạc bởi xã hội bất công, thì chúng ta sẽ tin rằng những người khác cũng là nạn nhân của xã hội. Nếu chúng ta tin rằng giá trị của chúng ta đến từ niềm tin mạnh mẽ, chúng ta sẽ nhìn nhận những người khác dựa trên niềm tin (hoặc sự thiếu niềm tin) của họ. Nếu chúng ta đánh giá bản thân bởi sự hiểu biết và lí trí, thì chúng ta sẽ đánh giá người khác qua cùng một lăng kính đó.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 5.

Đó là lí do tại sao các doanh nhân luôn có ý nghĩ mọi người để có thể trở thành doanh nhân. Và tại sao các Tín đồ Cơ đốc luôn tin rằng mọi người phải tìm kiếm sự cứu rỗi từ Chúa Jesus. Còn những người Vô thần luôn cố gắng tranh cãi một cách "có lý luận", rằng chẳng có gì phải đếm xỉa đến mớ lý luận vô ích.

Và đó là lí do những kẻ phân biệt chủng tộc luôn đòi hỏi mọi người cũng phải phân biệt chủng tộc như chúng. Họ đơn giản là không biết nguồn cơn của điều đó. Đó cũng là lí do vì sao những người đàn ông phân biệt giới tính bào chữa cho thành kiến của mình, rằng phụ nữ là những kẻ xấu xa. Và những phụ nữ phân biệt giới tính thì lại nói đàn ông là lũ xấu xa.

Có bao giờ bạn dừng lại để suy nghĩ về những lời phán xét của mình?

Không thể nói là đánh giá người khác là sai lầm. Có rất nhiều giá trị đáng cân nhắc và đánh giá. Tôi phán xét những kẻ bạo lực và ác độc. Nhưng sự phán xét và đánh giá đó cũng phản chiếu lại bản thân tôi, để nói lên tôi là ai. Tôi đánh giá sự bạo lực và ác độc bên trong bản thân mình. Nếu đó là những tính cách mà tôi không thể nào chấp nhận được với mình, thì tôi sẽ không thể nào chấp nhận được ở người khác.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 6.

Nhưng đó là một sự lựa chọn mà tôi đã đưa ra. Đó là một sự lựa chọn tất cả chúng ta, cho dù chúng ta nhận ra nó hay không. Và chúng ta nên đưa ra lựa chọn một cách có ý thức chứ không phải vô thức.

Đó là lí do tại sao những người nghĩ họ xấu xa sẽ thấy những người xung quanh cũng xấu xa. Những người lười biếng và thiếu động lực sẽ nhìn nhận người xung quanh đều làm việc theo kiểu quấy quá như họ. Đó là lí do tại sao những công chức tham nhũng chọn cách làm đó, vì họ cho rằng mọi người đều tham nhũng như họ.

Đó là lí do những người thiếu lòng tin vào người khác, lại chính là những kẻ không đáng tin nhất. 

Rất nhiều người trong số chúng ta không lựa chọn các thước đo cá nhân một cách có lí trí. Ta chấp nhận những tiêu chuẩn mà người khác gán cho mình. Vì với chúng ta, tiêu chuẩn cá nhân được định nghĩa bởi cách người khác nhìn nhận quá trình trưởng thành mình. Chúng ta phát triển một cái kén cho riêng mình. Cái kén đó được bao bọc quanh bởi sự phán xét của những người khác.

Một cô gái trong đội nhảy hiện đại ở trường cấp ba có thể sợ mất hình tượng với người lớn. Một đứa trẻ nghèo khó ám ảnh với việc trở nên giàu có. Một người người thất bại mơ tới việc đặt chân tới những bữa tiệc sang trọng. Một kẻ ất ơ mong chứng tỏ với mọi người anh ta là người thông minh như thế nào.

Một phần quan trọng trong quá trình phát triển bản thân, là nhận ra cái kén đó của bản thân. Nhận ra cách chúng ta đánh giá bản thân, và lựa chọn một cách có ý thức những tiêu chuẩn cá nhân cho chính mình.

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình - Ảnh 7.

Nhưng một phần thực sự quan trọng hơn nữa, là nhận ra những người khác cũng có tiêu chuẩn riêng của họ. Và thước đo của mỗi người sẽ không giống nhau. Và điều đó (thường) là tốt. Phần lớn các thước đo mọi người tự chọn đều tốt. Thậm chí kể cả chúng không giống như thước đo bạn chọn cho bản thân mình.

Bạn có thể nhìn nhận thế giới thông qua giá trị tình cảm gia đình, nhưng phần lớn mọi người không như thế. Bạn có thể nhìn nhận thế giới qua thước đo về sự hấp dẫn, nhưng phần lớn mọi người không làm thế. Bạn có thể nhìn nhận thế giới qua lăng kính tự do và trải nghiệm, nhưng phần lớn mọi người không thấy vậy. Và bạn có thể nhìn thế giới theo cách tích cực và thân thiện, nhưng đừng bắt mọi người phải giống như bạn.

Và đó đơn giản là một phần rất "con người" của bạn. Học cách chấp nhận người khác đánh giá bản thân họ và thế giới khác với cách bạn đánh giá. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để chọn lựa một mối quan hệ tình cảm đúng đắn cho bản thân. Phát triển những ranh giới riêng của bản thân là điều rất quan trọng. Và hãy quyết định bạn muốn ai sẽ là một phần của cuộc đời bạn, và ai thì không.

Bạn có thể không chấp nhận nổi hành vi và suy nghĩ của một ai đó. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi giá trị cá nhân của họ.

Bài viết thể hiện quan điểm của Mark Manson (sinh ngày 9-3-1984, ở bang Texas, Mỹ), một blogger chuyên viết về chủ đề văn hoá, hẹn hò, hôn nhân, các lựa chọn trong cuộc đời và tâm lý. Mark tốt nghiệp cử nhân tài chính tại trường Đại học Boston (bang Massachusetts, Mỹ). Sau đó, anh xây dựng trang blog mang tên mình, Mark Manson vào năm 2009. Tính đến năm 2016, trang blog của anh có khoảng 2 triệu lượt truy cập/tháng. Các bài viết của anh thường được trích dẫn hoặc đăng tải lại trên các trang báo nổi tiếng như CNN, BBC News, Business Insider, Times, Vox, The The Huffington Post...

Nguồn: Mark Manson

Theo KHÁNH NGUYỄN SPIDERUM

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên