Nghịch lý lạ kỳ trong thế giới đồng hồ hạng sang: Người cắt giảm sản lượng, kẻ ồ ạt sản xuất bất chấp hệ lụy
Mặc dù nhu cầu sụt giảm do đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất đồng hộ Thụy Sĩ vẫn liên tiếp tung ra sản phẩm trong khi Hermes, Rolex và Audemars Piguet gồng mình cắt giảm sản lượng.
- 27-09-2020Tránh sự suy giảm từ thị trường chứng khoán, giới nhà giàu chuyển hướng đầu tư vào... đồng hồ
- 26-07-2020Bill Gates đeo đồng hồ 70 USD, Mark Zuckerberg thậm chí còn chẳng có: Vì sao nhiều tỷ phú đeo đồng hồ bình dân đến người thường cũng mua được?
- 19-03-2020Rolex đóng cửa tất cả các nhà máy, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ chuẩn bị cho một năm tồi tệ chưa từng có trong lịch sử
- 08-02-2020Bi kịch "smartphone vs máy ảnh số" có thể đang lặp lại với Apple Watch và đồng hồ Thụy Sĩ
- 03-02-2020Bệnh viện ở Vũ Hán quá tải, người dân xếp hàng 7 tiếng đồng hồ dù đang sốt cao
Ngăm ngoái, Hermes, Rolex và Audemars Piguet đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm giảm bớt một phần tình trạng dưa thừa nguồn cung. Tuy nhiên, Laurent Dordet, lãnh đạo đơn vị đồng hồ của Hermes, nói rằng các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn liên tiếp tung ra các sản phẩm.
Trong 4 thập kỷ qua, Thụy Sĩ đã xuất khẩu hơn 1 tỷ chiếc đồng hồ. Các nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ đang phải vật lộn với nghịch lý rằng họ cần bán nhiều hơn nhưng phải khiến sản phẩm của mình trở nên độc quyền hơn. Hiện tại, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang mạnh tay chi thưởng cho các giám đốc bán hàng dựa vào doanh số. Điều này khiến một số lượng lớn sản phẩm được đẩy ra thị trường.
"Đây rõ ràng là một căn bệnh, ít nhất là với một số thương hiệu. Nếu người làm thương mại được khuyến khích bởi hiệu suất, sẽ có rất nhiều sản phẩm trên thị trường", Laurent Dordet cho biết.
Đó chưa phải là những trở ngại duy nhất cho ngành công nghiệp đồng hồ. Một loạt các trang web bán đồng hồ đã qua sử dụng cũng xuất hiện khi những người dùng cắt giảm bộ sưu tập của họ. Bên cạnh đó, nhu cầu với những món đồ cổ tăng lên khiến thị trường đồng hồ cũ càng trở nên sôi động.
Ngoài ra, Apple cũng đang sản xuất lượng đồng hồ lớn gấp đôi so với toàn bộ số đồng hồ xuất khẩu của Thụy Sĩ. Nó tiếp tục tác động đến nhu cầu tiêu dùng, vốn đã rất tổn thương khi đại dịch quét qua toàn cầu.
Xuất khẩu đồng hộ Thụy Sĩ đã giảm 22% vào năm 2020 do du lịch bị đình trệ vì Covid-19. Ngoài ra, đại dịch khiến các dịp lễ bị bỏ qua. Đây vốn là thời gian người tiêu dùng mạnh tay chi tiền cho các sản phẩm họ thích. Khi tất cả buộc phải ở nhà, những nhu cầu này sẽ bị triệt tiêu.
Theo ông Dordet, nhu cầu hiện nay tập trung vào sản phẩm của các thương hiệu lớn nhất như Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet, Cartier và Omega. Với các thương hiệu nhỏ hơn, cạnh tranh sẽ trở nên rất khắc nghiệt. Chính sự phân cực trong ngành công nghiệp đồng hồ sẽ khiến nhiều người chiến thắng và cũng có rất nhiều kẻ thua cuộc.
Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, phân khúc đồng hộ cao cấp nhất cũng chính là phân khúc an toàn nhất. Điều này đồng nghĩa với việc giới nhà giàu ít bị ảnh hưởng hơn so với phần còn lại của thế giới trong đại dịch Covid-19. Các loại đồng hồ giá càng rẻ thì lại càng khó tìm được khách hàng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Nhiều doanh nghiệp đã phá sản.
"Đối với chúng tôi, tuyệt đối không có chuyện tồn kho đồng hồ. Chúng tôi cũng tuyệt đối không sản xuất quá nhiều", Dordet nói. Hiện tại, Hermes hạn chế phân phối đồng hồ qua bên thứ 3, do đó kiểm soát tốt hơn hoạt động bán hàng của mình. "Ưu điểm phương thức này là mang lại lợi nhuận cao hơn khi có ít hàng tồn hơn".
Không chỉ với đồng hồ, các món hàng xa xỉ đều trở nên ăn khách giữa dịch. Nhà sản xuất xe hơi Rolls-Royce cũng vừa ghi nhận kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử với 3 tháng đầu năm 2021. Các dòng xe hạng sang, với giá hàng trăm nghìn USD/chiếc, đang vô cùng hút khách.