Nghịch lý nghiệt ngã nhất của lòng người "100-1=0": 7 quy luật phản ánh thực tế trần trụi, đau lòng và tàn nhẫn nhưng ai cũng nên biết
Cuộc sống sẽ không khó khăn và phức tạp đối với những người nắm chắc quy luật. Trần trụi, tàn nhẫn nhưng đó là những nguyên tắc rất đơn giản giúp bạn chủ động và chiến thắng trong trò chơi cuộc đời.
Mỗi cuộc chơi đều có quy luật riêng và cuộc đời, bản chất của con người cũng vậy. Do đó, khi bạn hiểu những quy luật đằng sau cuộc sống, bạn có thể nằm lòng bản chất của con người.
Quy luật của cuộc sống này tốt hơn tất cả các kỹ thuật của con người
Vạn vật trong tự nhiên đều vận hành theo quy luật riêng. Con người cũng vậy, dù chúng ta là ai, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo… cũng vẫn phải chịu sự chi phối của các quy luật tồn tại khách quan. Ảnh: Aboluowang
1. Luật hai điều cấm kỵ
Có tài thì tránh kiêu. Bạn càng tài giỏi, càng phải tiếp cận với mọi người trong xã hội. Đặc biệt, bớt kiêu ngạo, nếu không muốn bản thân bị bần cùng hóa.
Tầm thường thì tránh lười biếng. Những người bình thường trên thế giới đều bị đánh bại bởi một từ lười biếng.
2. Luật "100-1 = 0"
Điều này dĩ nhiên là sai trong toán học, nhưng lại đúng trong bản chất con người.
Dù bạn có trăm cái thiện (100), nhưng chỉ cần có một cái không tốt (1), họ sẽ nhanh chóng phủ định mọi thành quả trước đó của bạn. Cuối cùng, mọi thứ sẽ trở thành công cốc (0), bạn sẽ trở thành tội đồ. Cuộc sống, dù là bất cứ ai cũng sẽ gặp phải một tình cảnh trái ngang như vậy. Bạn giúp họ trăm lần, họ không ghi nhớ ơn huệ. Nhưng chỉ cần bạn một lần không giúp thôi, họ liền ghi hận không nguôi. Đó chính là đạo lý nghiệt ngã nhất của cuộc sống: "100 -1 = 0".
Người sống quá rạch ròi đúng sai sẽ tạo ra khoảng cách với người khác. Nhưng nếu bất phân phải trái thì sẽ hại người và hại luôn chính bản thân mình.
Đời người cũng như một cuộc làm ăn vậy, bỏ ra công sức nhưng chưa chắc đã thu lại được kết quả tốt đẹp như mong muốn. Ảnh: Aboluowang
Nhân tâm nham hiểm, thế gian khó lường, không phải việc gì cũng đáng để bạn ra tay, cũng không phải ai cũng đáng để bạn giúp đỡ. Sự chân thành của bạn có thể đổi lại sự phản bội, và sự bao dung có thể được đáp lại.
Làm người, quá lương thiện sẽ bị người khác bắt nạt, đối xử quá tốt với người khác rồi sẽ có ngày họ cho rằng đó là điều nghiễm nhiên; quá ngô nghê sẽ bị người khác cho là ngu ngốc, quá rộng rãi sẽ bị người khác lợi dụng.
Thế nên, trong các mối quan hệ giữa người với người, chúng ta cần tỉnh táo để nhận diện đối phương. Kết bạn với một người quân tử sẽ có lợi cả đời, ngược lại, giao du với kẻ tiểu nhân, chúng ta sẽ bị kéo xuống hố sâu. Và một khi đã là bạn, hãy đối xử tử tế, tôn trọng lẫn nhau, chỉ đơn giản vậy thôi cũng đã có thể xây dựng nên một tấm chân tình bền vững!
3. Luật dứt
Trong cuộc sống, một lời nói, một chút ham muốn, một chút lệch lạc hay những điều tầm thường có thể vô tình đẩy chúng ta xuống vực sâu, đi vào ngõ cụt mà không trở lại được. Do đó, hãy cẩn thận với mọi thứ xung quanh.
Dứt lời: Hãy ngậm miệng, kiểm soát lời ăn tiếng nói. Đừng nói những điều không nên nói, đừng nói những điều không biết, huống chi là những điều vô nghĩa.
Dứt ham muốn: Nếu không ngăn cản được những ham muốn như tham lam, lười biếng, danh lợi thì giống như một cơn nghiện ma túy không kiểm soát được, một khi đã nhiễm độc, bạn sẽ bị dính vào mà không thể gỡ bỏ.
Dứt việc: Điều này không có nghĩa là không làm mà "hãy suy nghĩ chín chắn trước khi hành động." Người không biết hành động thường sẽ tự mang lại cho mình rất nhiều bất hạnh.
Chỉ khi làm được việc mình muốn, biết dừng lại đúng lúc thì mới có thể đứng lâu và đạt được hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời!
4. Quy tắc hai phút
Dân gian có câu: “Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” để phê phán người lười nhác và khẳng định sự quý báu của thời gian. Ảnh: Internet
Muốn làm việc gì thì phải làm trong vòng 2 phút, nếu không, bạn có thể trì hoãn rất lâu, thậm chí bỏ luôn mà không làm.
2 phút là một thuật ngữ chung nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "làm ngay bây giờ".
Chần chừ và chờ đợi là thứ dễ lấn át tinh thần chiến đấu nhất và điều này chỉ nuôi dưỡng nỗi sợ hãi mà thôi. Chỉ có hành động mới là liều thuốc chữa khỏi nỗi sợ hãi. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay hôm nay, hành động ngay bây giờ, ngay lập tức để đạt được những thành công trong cuộc sống.
5. Luật vịt
Người ta chỉ thấy những chú vịt bơi lội thong dong, thoải mái trên mặt nước. Nhưng đâu ai biết rằng sau khi lặn xuống nước, chân của vịt sẽ luôn đạp nước mà không ngừng nghỉ. Do đó, sự sang trọng đòi hỏi sự tự tin, sự lộng lẫy đòi hỏi sức mạnh và sự thành công đòi hỏi nỗ lực không ngừng. Sự dễ dàng, dễ dãi và bất cẩn chỉ đem lại những ảo tưởng, thành công ngắn ngủi.
Cuộc sống sẽ gặp đủ loại biển, sóng lớn hay nhỏ. Tiến bộ ổn định là điều may mắn, tích lũy mới là cách đúng đắn trên đời.
6. Luật tương ứng
Cuộc sống như một tấm gương, bạn cau mày nó cũng sẽ cau mày, bạn mỉm cười nó sẽ mỉm cười với bạn. Ảnh: Internet
Thế giới bên ngoài chúng ta nhìn thấy, những mối quan hệ, những gì chúng ta đang có, là sự phản ánh chân thật nhất thế giới bên trong, thế giới nội tâm của mỗi cá nhân. Mọi sự việc và câu chuyện đều không có ý nghĩa gì ngoại trừ cái ý nghĩa của mỗi người gán cho chúng.
Cuộc đời như một tấm giương. Bạn nhìn bất cứ nơi đâu cũng sẽ thấy hình ảnh của mình. Muốn thay đổi thế giới bên ngoài, trước hết phải thay đổi thế giới bên trong. Thay đổi chính bạn trước.
7. Luật hấp dẫn
Những gì chúng ta thường xuyên suy nghĩ, mong đợi và tin tưởng thì sẽ có xu hướng xảy ra. Chúng ta như một thỏi nam châm hút vào cuộc sống của mình những con người, những hoàn cảnh và những kết quả chúng ta vẽ trước trong đầu.
Những người thành công đều biết rằng: "Tin rồi sẽ thấy" chứ không phải "Thấy rồi mới tin".
Tương tự, gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận. Do đó, muốn thay đổi số phận, trước hết phải thay đổi suy nghĩ. Hãy thôi lo lắng, luôn tích cực, lạc quan và suy nghĩ về những điều tươi đẹp.
Theo Aboluowang