MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý ở thế hệ trẻ: Nhận lương chỉ để trả nợ nhưng lại ngại công việc lương cao, thà ít tiền mà an nhàn còn hơn chịu nhiều áp lực!

01-03-2023 - 16:17 PM | Sống

Dù sống trong đủ các khoản nợ nhưng nhiều người trẻ vẫn muốn chọn công việc lương thấp, đổi lại một cuộc sống an nhàn, ít áp lực.

Tỷ phú người Australia Tim Gurner từng khiến giới trẻ toàn thế giới xôn xao khi tuyên bố thẳng thừng: "Nếu một thanh niên sẵn sàng chi tới 40 USD (hơn 900.000 đồng) cho bữa ăn trông đẹp mắt chỉ để đăng tải lên Instagram khoe khoang thì cũng đừng bao giờ nghĩ tới việc có thể mua nhà". Đây được coi là lời nhắc nhở sâu cay tới những người trẻ ngày nay về thói quen tiêu xài lãng phí.

Đặc biệt, những người thuộc thế hệ Y và Z (những người sinh từ năm 1981 - 2000) đang cho thấy sự thoải mái trong việc nuông chiều bản thân, từ thoải mái mua sắm, giải trí, du lịch và chạy theo sở thích cá nhân.

Nợ nần vì tiêu hết tiền lại vay

Gary Wang (25 tuổi, kỹ sư xây dựng) hiện đang có mức lương khoảng 8.000 NDT nhưng vẫn không đủ khả năng thanh toán cho tất cả các khoản mua sắm của mình do thói ăn chơi xa xỉ.

Theo đó, anh không thể chống lại được cảm giác thích mua những chiếc smartphone hay các món đồ thời trang xuất hiện trên các ứng dụng Trung Quốc mà anh vẫn thường dùng để xem video ngắn.

Nghịch lý ở thế hệ trẻ: Nhận lương chỉ để trả nợ nhưng lại ngại công việc lương cao, thà ít tiền mà an nhàn còn hơn chịu nhiều áp lực! - Ảnh 1.

Giới trẻ sẵn sàng vay nợ để bù đắp cho các khoản chi tiêu hoang phí của mình - Ảnh: SCMP

Khi cạn kiệt tài chính, anh bắt đầu nghĩ đến các khoản vay tín dụng bởi "Vay tiền từ các nền tảng này dễ hơn vay từ người quen", Wang nói.

Tới thời điểm nhận ra thu nhập của mình không đủ chi trả cho thói quen mua sắm, Wang đã nợ 150.000 nhân dân tệ, phần lớn liên quan đến ăn uống bên ngoài và các chi phí khác liên quan đến bạn gái cũ của anh.

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc cố gắng thắt chặt thị trường cho vay tiêu dùng và tín dụng trực tuyến khiếu nhiều công ty fintech cũng phải chịu sự quản lý tương tự các ngân hàng truyền thống. Dù vậy thói quen "mua trước, trả sau" đã ăn sâu bén rễ với thế hệ trẻ.

"Dịch vụ cho vay trực tuyến có mặt trên mọi ứng dụng mà bạn có thể truy cập được trên điện thoại, vì thế bạn sẽ nghĩ đến chúng bất kỳ khi nào bạn thanh toán", Wu Ying, một cô gái người Quảng Châu, nói.

Công dân 26 tuổi này đầu tiên chỉ vay tiền để trả các khoản mua sắm trực tuyến. Khi các hóa đơn chồng chất, cô tìm đến nhiều kênh hơn để vay nợ và đến nay đã có nợ trên 9 nền tảng khác nhau bao gồm Alipay. Meituan, Douyin và Qihoo 360.

"Rất dễ để vay tiền từ các nền tảng internet", một người đi vay có tên Xia, nói. "Nó đơn giản như thể chuyển tiền từ chính tài khoản của bạn".

Một trong những ứng dụng mà Xia dùng để vay tiền cho thói quen cá cược thể thao của mình là Youqianhua. Dịch vụ do Duxiaoman (một công ty fintech của Baidu đã tách ra hoạt động độc lập) vận hành hứa hẹn phê duyệt khoản vay trong chỉ 30 giây.

Điều này đồng nghĩa với việc vay tiền từ nó dễ hơn các ngân hàng rất nhiều.

Tang Yinan, một nhà nghiên cứu tại Viện Trung Quốc thuộc Đại học Fudan, nói rằn dịch vụ tín dụng trực tuyến khiến người tiêu dùng dễ bị tổn thương vì họ có thể dễ dàng vướng vào các khoản vay lãi suất cao cùng các điều khoản bất lợi.

Hay một nghiên cứu của đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải cho thấy, cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu hậu quả nếu nợ phình to, gây nên tình trạng giàu giả tạo. Khi các khoản nợ tín dụng không thể trả, các hộ gia đình cạn tiền, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ sụt giảm.

Ngại làm việc lương cao vì vất vả

Nghịch lý ở thế hệ trẻ: Nhận lương chỉ để trả nợ nhưng lại ngại công việc lương cao, thà ít tiền mà an nhàn còn hơn chịu nhiều áp lực! - Ảnh 2.

Dù còn trẻ nhưng các Gen Z lại chọn công việc lương thấp để được an nhàn

Tuy nợ nần là vậy nhưng Gen Z hiện nay lại không thích công việc lương cao. Bởi khi được trả mức lương trên trung bình thì đồng nghĩa với việc bạn phải suy nghĩ nhiều và làm vất vả hơn.

Báo cáo "Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc năm 2022", do nhóm chuyên gia nghiên cứu của MyCOS Research thực hiện, cho thấy khoảng 11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp năm nay sẽ được nhận mức lương khởi điểm trung bình cao nhất 10 năm qua. Khoảng 6,1% người mới ra trường được trả lương trên 10.000 tệ mỗi tháng (khoảng 35 triệu đồng).

Tuy nhiên, phần lớn mức lương khởi điểm nằm trong khoảng từ 4.000 đến 6.000 tệ (14-20 triệu đồng). Dù tỷ lệ người nhận lương trên 10.000 tệ là 6,1% nhưng cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với năm 2020.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp chọn hy sinh mức lương cao của mình để đổi lấy một công việc mang lại nhiều hạnh phúc gắn với trách nhiệm xã hội như bác sĩ, luật sư và công việc tại các doanh nghiệp nhà nước, nơi có phúc lợi tốt hơn.

Kết luận của báo cáo tương đồng với một cuộc khảo sát khác do 51job thực hiện hồi đầu tháng 1, cho thấy phần lớn người trẻ được phỏng vấn sẵn sàng chọn công việc trả lương thấp nhưng ít mệt mỏi hơn.

Hơn 80% các nhà quản lý nhân sự tham gia khảo sát đồng ý rằng khối lượng công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên hiện đại.

Một trong số những người trẻ ưu tiên hạnh phúc hơn tiền bạc là Yvonne Yang (22 tuổi), sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu Hong Kong (Trung Quốc.

"Tôi từng suy nghĩ về việc trở thành một thợ mộc sau khi tốt nghiệp. Đúng như dự đoán, cha mẹ, người đã trả học phí cho tôi, phản đối ý tưởng đó. Tôi cảm thấy mệt mỏi với sự cạnh tranh bất tận trên đường đời. Tôi chỉ muốn có cuộc sống cho riêng mình", cô chia sẻ.

Yang nộp đơn xin việc đầu tiên trước Giáng sinh năm ngoái. Cứ cách mỗi 1-2 tuần, cô lại rải thêm CV nhiều bên. Nhưng tới tận bây giờ, cô vẫn chưa nhận được lời đề nghị nào phù hợp với mong đợi của mình.

Nghịch lý ở thế hệ trẻ: Nhận lương chỉ để trả nợ nhưng lại ngại công việc lương cao, thà ít tiền mà an nhàn còn hơn chịu nhiều áp lực! - Ảnh 3.

11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp năm nay sẽ được nhận mức lương khởi điểm trung bình cao nhất 10 năm qua nhưng không phải ai cũng cần - Ảnh: Reuters/Stringer CHINA OUT

"Cái gì đến sẽ đến. Nếu không kiếm được việc làm, tôi sẽ về nhà, nghỉ một năm và trở thành một thợ mộc vui vẻ", cô nói.

Zhu Yawen (26 tuổi), đang học tại Bắc Kinh, dự kiến tốt nghiệp trong năm nay, nói với Sixth Tone rằng cô vẫn đang cố gắng cân bằng áp lực giữa sự nghiệp và cuộc sống.

Zhu cho biết thật khó để kiếm được một công việc trong năm nay với tình hình kinh tế hiện nay. Cô đã nhận được đề nghị làm việc từ một cơ quan nhà nước, nhưng còn do dự vì lương quá thấp. Nhưng đổi lại, khối lượng công việc không quá mệt mỏi.

"Tôi sợ rằng nếu làm ở đó, tôi sẽ trở nên lười biếng. Trong xã hội tập trung quan tâm vào sự nghiệp, tôi cũng lo mình sẽ thua thiệt so với mọi người nếu không kiếm được công việc tốt", cô nói.

Theo Nguyễn Phượng

Thể thao văn hóa

Trở lên trên