Nghịch lý "ông lớn" Trường Thịnh: Vốn 2.620 tỷ, kinh doanh từ BĐS nghỉ dưỡng đến năng lượng, BOT… song lãi nửa đầu năm vỏn vẹn 1,2 tỷ, tương đương ROE 0,05%
Trường Thịnh được đánh giá là doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Một số dự án nổi bật như Khu du lịch Mỹ Cảnh nay là Sun Spa Resort tại bán đảo Bảo Ninh; Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường; Khu đô thị mới Bảo Ninh; Khu nghỉ dưỡng tại xã Quảng Đông…
Tập đoàn Trường Thịnh vừa công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản 6 tháng đầu năm 2020. Ghi nhận, vốn chủ sở hữu tăng 24,1% lên 2.620 tỷ. Tương ứng, hệ số nợ trên vốn chủ giảm 1,45 về 1,1. Tính theo hệ số này, tổng nợ của Trường Thịnh vào mức 2.882 tỷ đồng.
Nửa đầu năm, Công ty nộp ngân sách nhà nước hơn 285 tỷ. Cùng với đó, ghi nhận tại báo cáo thanh toán nợ gốc trái phiếu, trong kỳ Trường Thịnh chi gần 181 tỷ đồng thanh toán lãi và gốc cho lô trái phiếu chào bán hồi tháng 10/2019 (trị giá 435 tỷ đồng). Được biết, đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền, lãi suất là 10,5%/năm, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần kể từ ngày phát hành.
Về Trường Thịnh, Tập đoàn có tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh được thành lập vào năm 1994, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bắt đầu tư một đơn vị nhỏ với vốn điều lệ chỉ vào mức 4,5 tỷ đồng, Tập đoàn đã liên tục tăng vốn và mở rộng quy mô, trở thành Tập đoàn đa ngành lớn nhất tỉnh Quảng Bình.
Hiện tại, Trường Thịnh quản lý hàng chục đơn vị thành viên gồm Tư vấn Xây dựng Trường Thịnh, Trường Thịnh 5, BOT Trường Thịnh, Thủy điện Trường Thịnh, Du lịch Suối Bang Trường Thịnh, Trường Thịnh Golf & Resort, Xây lắp Trường Thịnh, Du lịch Trường Thịnh….
Mang dấu ấn lớn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, từ đường cầu Quán Hầu, Sông Gianh, Hiền Lương, Đông Hà đến đường Hồ Chí Minh, QL4, sân bay Đồng Hới… Trường Thịnh còn tham gia lĩnh BOT với dự án đường tránh Đồng Hới và tránh Quảng Trị.
Năm 2000, có được vốn luyến tích góp từ mảng cốt lõi, ông chủ Trường Thịnh – doanh nhân Võ Mình Hoài – đem tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản. Tên tuổi người cầm cương lúc bấy giờ được biết đến với tham vọng biến dải cát trắng trên bán đảo Bảo Ninh thành khu du lịch sinh thái, tương đương dự án Tuần Châu, Hòn Ngọc Việt (Khánh Hòa) hay Furama (Đà Nẵng).
Đến nay, Trường Thịnh được đánh giá là doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Một số dự án nổi bật như Khu du lịch Mỹ Cảnh nay là Sun Spa Resort tại bán đảo Bảo Ninh; Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường; Khu đô thị mới Bảo Ninh; Khu nghỉ dưỡng tại xã Quảng Đông…
Đặc biệt, năm 2019 Tập đoàn này được UBND tỉnh cho thuê hơn 200.000 m2 đất thực hiện dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Được biết, dự án này trước đây do Công ty du lịch và nước khoáng Cosevco làm chủ đầu tư, sau này chuyển giao cho Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương, sau đó bị thu hồi do vướng mắc trong quá trình triển khai.
Bên cạnh các lĩnh vực trên, Trường Thịnh còn đầu tư ngành điện (thuỷ điện và năng lượng tái tạo). Một số dự án kể tên gồm Thủy điện La Trọng - Sông Gianh 1 (mức đầu tư 370 tỷ đồng), Trạm thu phí Quán Hàu, Trạm thu phí Triệu Phong – Quảng Trị…
Một số dự án của Trường Thành.
Mang tầm vóc một doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, được giao xây dựng các dự án lớn và trải dài từ BOT, bất động sản, năng lượng… Cùng với quy mô vốn 2.620 tỷ, đồng thời liên tục huy động tiền tương ứng thanh toán lãi gốc với hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận Trường Thịnh khá bất ngờ khi chỉ vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng (nửa đầu năm 2020). Con số này đi ngang so với nửa đầu năm 2019 là 1,1 tỷ đồng. Theo đó, hệ số ROE của Tập đoàn khá thấp chỉ đạt 0,05%.
Chỉ tiêu cơ bản của Trường Thành nửa đầu năm 2020.