Nghịch lý tại Phần Lan: Điểm đến trong mơ của bao sinh viên quốc tế nhưng lại bị chính thế hệ trẻ nước này rời bỏ
Phần Lan là một quốc gia đi đầu về giáo dục cũng như là đất nước an toàn và ít xảy ra tham nhũng nhất thế giới. Vậy lý do gì khiến ngày càng có nhiều người trẻ tại nước này muốn làm việc và học tập ở nước ngoài?
- 13-11-2018Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ!
- 01-11-2018“Soái ca” du học sinh Việt tại Úc đạt Ielts 9.0: “Tôi không phải là người kỉ luật cho lắm, nhiều thói quen cố gắng mãi nhưng không làm được”
- 30-10-2018Vào nhà nước, ngày làm 8 tiếng, ổn định là hoài phí cuộc đời? Nhìn nữ công chức 8X từng du học Mỹ, Anh, được Forbes vinh danh này để thấy bạn đã nhầm lẫn như thế nào
Giới trẻ Phần Lan và những đất nước trong mơ của họ
Trong những năm gần đây, số lượng người bản địa rời Phần Lan để sang các nước khác sinh sống đang tăng lên khá nhanh. Việc tìm kiếm việc làm hay học hành bên ngoài lãnh thổ nước này, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi (20 đến 34 tuổi), thật sự là một suy nghĩ phổ biến ở nơi đây.
Theo các số liệu, có 9600 người rời khỏi Phần Lan vào năm 2015 - con số này đã tăng khoảng 1000 người so với năm năm trước đó. Năm 2011, số liệu ghi nhận con số kỉ lục với 11000 người xuất ngoại trong năm này.
Số người di chuyển từ Phần Lan đến 8 quốc gia phổ biến nhất vào năm 2015
Lần gần nhất Phần Lan có số người di cư đáng kể là vào những năm 1960 và 1970, với khoảng 198.000 công dân Phần Lan di cư sang Thụy Điển mong tìm được việc làm, môi trường học và có cuộc sống tốt hơn.
Khoảng 75% người dân Phần Lan khi di cư lựa chọn một quốc gia Châu Âu khác làm điểm đến của mình. Những quốc gia phổ biến nhất là Thụy Điển, Anh, Đức, Na Uy và Đan Mạch.
Tại Phần Lan, có bảy trường đại học đào tạo kĩ sư. Có 2300 kĩ sư trong nước cộng thêm 1500 người tốt nghiệp mỗi năm, đồng nghĩa với việc rất nhiều kĩ sư không thể tìm được việc làm ở nước này - khoảng 16% trong số họ sẽ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp một năm. Trái ngược hoàn toàn là lĩnh vực công nghệ thông tin vốn cần 60000 lao động Phần Lan trong vài năm tới. Tuy nhiên các công ty tại Thụy Điển luôn muốn tuyển dụng những người Phần Lan tài năng gia nhập lực lượng lao động của mình, hứa hẹn trả họ một mức lương cao hơn.
Những quốc gia phổ biến nhất được người trẻ Phần Lan lựa chọn khi di cư
Thụy Điển đang rất cần kĩ sư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành xây dựng. Svenska Dagbladet cho rằng đến năm 2030, nhu cầu về kĩ sư tại Thụy Điển sẽ là 50000 người, mà chỉ tính đến tháng 3 năm 2016 đã có đến khoảng 7100 kĩ sư Phần Lan thất nghiệp. Do đó, Thụy Điển muốn tuyển dụng lao động Phần Lan. Nhìn một chút về phía Tây, Na Uy cũng đang thiếu kĩ sư và lao động chuyên môn ở các lĩnh vực như nhà hàng hay điều dưỡng. Cơ hội cho những người Phần Lan biết tiếng Thụy Điển hoặc bất kì ngôn ngữ Scandinavia nào khác khi chuyển đến Na Uy để làm việc và kiếm nhiều tiền hơn tại Phần Lan là rất cao.
Thủ đô của Thụy Điển, Stockholm, là một điểm đến đầy thu hút đối với người dân Phần Lan và những người Phần Lan nói tiếng Thụy Điển. Vì lịch sử hai nước khá tương đồng, thái độ người Thụy Điển nhìn chung cởi mở hơn so với Phần Lan và đối với những người Phần Lan nói tiếng Thụy Điển, việc hòa nhập vào nền văn hóa hiếu khách nơi đây là một trải nghiệm dễ chịu. Thêm một điểm cộng khác là Thụy Điển gần Phần Lan và dễ di chuyển qua lại bằng máy bay hoặc tàu thủy. Nhiều ngành nghề cũng chú trọng kiến thức về ngôn ngữ và thị trường Phần Lan.
Người trẻ luôn khao khát những điều tốt hơn
Nina Gustafsson, 27 tuổi, xuất thân từ Sjundea thuộc phía nam Phần Lan, đã sống ở nước ngoài từ năm tám tuổi vì bố mẹ cô chuyển đến Bỉ để làm việc. Cô đã nhiều lần cân nhắc việc quay về Phần Lan, nhưng luôn có một số lí do khiến cô không quay lại. Nina nhận ra rằng mọi người cô quen biết đều đang ở Tây Âu, và vì thế cuối cùng cô quyết định học đại học tại Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp, cô ở lại Hà Lan vì những mối quan hệ của mình cũng như cô đã tìm được việc làm tại đây. Cô cho biết: "Mỗi khi tôi thử tìm việc làm tại Phần Lan, tôi thấy rằng dường như không có nhiều công việc phù hợp với kiến thức và kinh nghiệm của mình. Tôi cũng cảm thấy tính cách của mình quá khác biệt để hòa nhập với văn hóa làm việc tại Phần Lan".
Những trường học tại Thuỵ Điển là điểm đến trong mơ của nhiều bạn trẻ Hà Lan
Việc những người mới tốt nghiệp hoặc những người thất nghiệp muốn sang nước ngoài không hẳn là một điều xa lạ. Thật ra, tìm một công việc có lương cao thường quan trọng hơn là công việc đó ở đâu. Bản thân các công ty đa quốc gia luôn biết cách tự quảng bá chính mình và ráo riết tìm kiếm những người Phần Lan tài năng, khiến cho người Phần Lan dễ cân nhắc khi lựa chọn sang nước ngoài. Ngày nay, nhiều người có người quen hay bạn bè ở nước ngoài nên quyết định di cư được đưa ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều bước đệm giúp đỡ họ khi sang nước ngoài, ví dụ như làm việc trong các tổ chức quốc tế, những chương trình dành cho du học sinh trao đổi cũng như các cơ hội thực tập. Điều này khiến cho việc định cư trở nên dễ dàng.
Thực tế cho thấy những chuyến đi nước ngoài ngắn hạn, khoảng dưới một năm, đang ngày càng phổ biến. Từ khi Phần Lan gia nhập chương trình trao đổi sinh viên Erasmus vào năm 1992, hơn 70000 sinh viên Phần Lan đã tham gia chương trình, và hơn 5000 người đã được thực tập tại châu u từ khi học bổng bắt đầu vào năm 2007, theo số liệu của CIMO. Những quốc gia phổ biến nhất trong chương trình trao đổi tính đến nay là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan. Về các cơ hội thực tập, Tây Ban Nha, Đức và Anh là các quốc gia hàng đầu.
(Nguồn: Global Young Voices)
Tổ Quốc