Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng!
Tiền nhiều chắc gì đã hạnh phúc. Vị trí vinh hiển trong sự nghiệp chắc gì đã vui vẻ. Nghiên cứu kéo dài 1/4 thế kỷ của Đại học Harvard đã khẳng định điều đó. Vậy rốt cuộc, hạnh phúc đến từ đâu? Đây là câu trả lời của đại học danh tiếng!
- 11-03-2024Chàng trai được ông bà đặt tên Tấn Vàng, mong giàu sang, lớn lên kiếm bộn tiền nhờ việc đơn giản
- 11-03-2024Vị đại gia quyền lực trong gia đình có 3 chủ tịch: Quen vợ từ cấp 3, bên nhau thuở cơ hàn đến giờ hạnh phúc giàu sang
- 23-02-2024Em gái Lê Công Vinh và cuộc sống mẹ đơn thân vỏn vẹn trong 3 chữa “giàu, sang, xinh”, hé lộ mối quan hệ với Thủy Tiên
Mọi người đều khao khát hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là gì? Với câu hỏi, mỗi người sẽ có cho mình một câu trả lời khác nhau.
Giáo sư trị liệu phân tâm học Robert Waldinger (Đại học Harvard) đã cùng các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu trong 75 để theo dõi 724 người và nhận thấy rằng cuộc sống hạnh phúc cuối cùng đều có một đặc điểm chung.
Nghiên cứu Đại học Harvard 75 năm
Điều gì giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc trong suốt cuộc đời? Nếu bạn bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc sống tốt đẹp nhất của mình kể từ bây giờ, bạn sẽ dành thời gian và sức lực của mình vào đâu?
Một cuộc khảo sát gần đây đã hỏi những người trẻ sinh từ năm 1980 đến năm 2000 về mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống. Hơn 80% mọi người nói rằng mục tiêu chính là trở nên giàu có và 50% nói rằng mục tiêu chính khác là trở nên nổi tiếng.
Quả thực, chúng ta luôn được khuyên phải làm việc, phấn đấu chăm chỉ và đạt được nhiều thành tựu hơn. Và dường như nếu muốn sống một cuộc sống tốt đẹp hơn thì đây là những điều chúng ta phải theo đuổi.
Nhưng nó có đúng không? Những điều này có thực sự giúp mọi người duy trì cảm giác hạnh phúc trong suốt cuộc đời?
Trong 75 năm, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã theo dõi 724 người đàn ông trong nhiều năm, đặt câu hỏi họ về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe. Nghiên cứu này cực kỳ hiếm và hầu như tất cả các nghiên cứu tương tự đều bị hủy bỏ trong vòng 10 năm, nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố.
Trong số 724 người đàn ông ban đầu, khoảng 60 người vẫn còn sống và tiếp tục tham gia nghiên cứu, và đại đa số đều trên 90 tuổi. Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi thêm 2000 trẻ em.
Nhóm người được nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Nhóm đầu tiên là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Harvard khi họ tham gia nghiên cứu. Họ đã học xong đại học trong Thế chiến thứ hai và làm việc hết mình phục hồi kinh tế; Một nhóm khác là những cậu bé đến từ những khu vực nghèo nhất ở Boston, gia đình khó khăn, thu nhập thấp nhất ở Boston vào những năm 1930, hầu hết họ sống trong nhà thuê.
Sau khi đăng ký tham gia nghiên cứu, tất cả thanh thiếu niên đều được phỏng vấn và kiểm tra y tế, còn cha mẹ được phỏng vấn tại nhà của họ. Những thanh thiếu niên này lớn lên và bước vào mọi tầng lớp trong xã hội. Một số trở thành công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ và một người trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một số trở nên nghiện rượu, một số bị tâm thần phân liệt. Một số đã leo từ đáy xã hội lên tầng lớp thượng lưu.
Những người khởi xướng nghiên cứu này không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng 75 năm sau, nghiên cứu được thế hệ sau thực hiện tiếp tục. Hai năm một lần, các nhà nghiên cứu kiên nhẫn gọi điện cho đối tượng nghiên cứu và gửi bộ câu hỏi về cuộc sống hiện tại.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn tổ chức các buổi phỏng vấn, lấy hồ sơ y tế từ bác sĩ của họ, lấy mẫu máu, khám bộ não. Các nhà nghiên cứu còn nói chuyện với con cái, bạn đời của họ để hiểu được cuộc sống thường ngày.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu đã có, niềm hạnh phúc hoàn toàn không liên quan đến sự giàu có, danh tiếng hay làm việc cật lực. Thông điệp rõ ràng nhất mà các nhà nghiên cứu có được sau 75 năm kéo dài là: Những mối quan hệ tốt khiến chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
3 kết luận cốt lõi
1. Kết nối xã hội tốt cho chúng ta nhưng đôi khi vẫn thấy cô đơn
Hóa ra những người kết nối nhiều hơn với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ hạnh phúc hơn. Họ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn những người ít kết nối hơn. Và trải nghiệm sự cô đơn là có hại. Những người cô đơn cảm thấy ít hạnh phúc hơn những người không cô đơn. Sức khỏe của họ suy giảm nhanh hơn ở tuổi trung niên, chức năng não suy giảm sớm hơn và tuổi thọ ngắn hơn.
Đáng buồn thay, ở bất kỳ thời điểm nào, cứ 5 người Mỹ thì có hơn 1 người nói rằng họ cô đơn. Nhiều người cảm thấy cô đơn giữa đám đông và cô đơn trong hôn nhân của mình
2. Điều đóng vai trò quyết định là chất lượng của mối quan hệ thân mật
Điều quan trọng không phải là số lượng bạn bè bạn có hay bạn có mối quan hệ ổn định hay không, mà đó là chất lượng của các mối quan hệ thân mật.
Hóa ra xung đột thực sự có hại cho sức khỏe của chúng ta. Một cuộc hôn nhân đầy xung đột và không có cảm xúc sẽ rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể còn tệ hơn cả việc ly hôn. Và sống trong những mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp có tác dụng bảo vệ.
Sau khi theo dõi các đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 80, các nhà nghiên cứu đã nhìn lại cuộc đời trung niên của họ để có thể dự đoán thời điểm tận hưởng tuổi già hạnh phúc và khỏe mạnh. Khi tổng hợp tất cả thông tin về họ ở tuổi 50, các nhà nghiên cứu nhận thấy, yếu tố dự đoán về cuộc sống sau này không phải là mức cholesterol ở tuổi trung niên mà là mức độ hài lòng của họ với các mối quan hệ thân mật.
Những người hài lòng nhất với mối quan hệ của mình ở tuổi 50 là những người khỏe mạnh nhất ở tuổi 80. Những mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp dường như giúp chúng ta tránh khỏi những suy yếu về thể chất lẫn tinh thần khi chúng ta già đi.
Những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất, cả nam và nữ, cho biết sau tuổi 80 rằng họ vẫn hạnh phúc ngay cả khi phải trải qua nhiều nỗi đau thể xác hơn. Và khi những người có mối quan hệ không hạnh phúc phải trải qua nhiều nỗi đau thể xác hơn, nỗi đau đó càng được khuếch đại bởi nỗi đau tinh thần gia tăng.
3. Một mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ cơ thể mà còn bảo vệ bộ não
Nghiên cứu cho thấy rằng việc gắn bó an toàn với người khác sau tuổi 80 có tác dụng bảo vệ. Những người trong các mối quan hệ thực sự cảm thấy họ có thể dựa vào người khác khi cần thiết sẽ giữ được trí nhớ lâu hơn. Và những người cảm thấy không thể dựa vào người khác sẽ bị mất trí nhớ sớm hơn.
Những mối quan hệ tốt đẹp đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Một số cặp vợ chồng già 80-89 tuổi có thể cãi nhau suốt ngày. Nhưng chỉ cần họ cảm thấy có thể dựa vào người khác trong lúc khó khăn, họ sẽ không nhớ đến những trận cãi vã nữa.
Vì vậy, những gì chúng ta học được là những mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp sẽ tốt cho sức khỏe và nâng cao hạnh phúc.
Nếu bạn tăng từ mức kiếm 75.000 USD/năm lên 75 triệu USD/năm, sức khỏe và hạnh phúc của bạn về cơ bản sẽ không thay đổi. Và đối với sự nổi tiếng, sự xâm nhập liên tục của các phương tiện truyền thông và việc thiếu riêng tư khiến hầu hết những người nổi tiếng trở nên không khỏe mạnh. Về việc làm việc cật lực cũng khiến cơ thể bạn suy giảm chức năng.
Trong nghiên cứu kéo dài 75 năm, những người có cuộc sống hưu trí hạnh phúc nhất là những người tích cực tìm kiếm bạn cùng chơi để thay thế đối tác làm việc. Những người phát triển tốt nhất là khi đầu tư sức lực vào các mối quan hệ, đặc biệt là gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Cuộc đời rất ngắn ngủi, chúng ta không có thời gian để tranh cãi, xin lỗi, buồn bã. Chúng ta chỉ có thời gian để yêu thương.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật