Nghiên cứu cấp giấy chứng nhận và bán bảo hiểm qua thương mại điện tử
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 103/2008 và trình Chính phủ trong tháng này.
- 20-05-2020Bảo hiểm xe máy giá rẻ bán tràn lan, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt
- 20-05-2020Ngân hàng đua nhau bán bảo hiểm nhân thọ
- 27-03-2020Banker bán bảo hiểm: Làm sao để nguồn khách hàng không bị cạn kiệt?
Tại cuộc họp về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự vừa được tổ chức, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh cho biết Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 103/2018 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được chủ động thiết kế, xây dựng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng vẫn đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận và bán bảo hiểm sẽ được nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử.
Đồng thời, mức phí bảo hiểm phải được xây dựng tương ứng với rủi ro của xe cơ giới, chủ xe và người lái. Cùng với đó, mức trách nhiệm bảo hiểm cơ bản được tăng lên, tương thích với chi phí thực tế của giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khác phục thiệt hại tài sản.
Ngoài ra, thời hạn bảo hiểm được quy định linh hoạt trong thời gian 1-3 năm với phương tiện xe máy và 1 năm với ôtô để phù hợp với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cũng được đề xuất theo hướng đơn giản hóa, tăng trách nhiệm và tính chủ động của doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo phòng, chống gian lận bảo hiểm. Theo đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm cũng được đưa ra.
Bộ Tài chính cho biết sẽ trình dự thảo Nghị định tới Chính phủ trong tháng này.
Hồ sơ bồi thường của bảo hiểm xe máy còn nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, đặc biệt, việc thu thập tài liệu về tai nạn giao thông từ các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như cơ quan công an. Trên thực tế, khi xảy ra tai nạn giao thông, có trường hợp gọi cơ quan chức năng thì được khuyên hai bên nên tự thỏa thuận hoặc người của công ty bảo hiểm chưa đến ngay khi chủ xe báo có tai nạn. Vì vậy, quy định về hoạt động bảo hiểm cần phải sửa đổi, bổ sung.
Sau gần 11 năm thực hiện Nghị định 103 đã có hơn 110 triệu lượt xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, trong đó, xe máy là 93,5 triệu. Doanh nghiệp bồi thường bảo hiểm, hỗ trợ khắc phục hậu quả là 600.000 vụ, trung bình 9 triệu đồng/vụ. Trong đó, có 101.214 vụ tai nạn xe máy, trung bình 5 triệu đồng/vụ. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của phương tiện xe máy hiện là 30% trên tổng số 60 triệu xe và tỷ lệ tương tự với ôtô là 90% trên 3 triệu xe.
Ngoài ra, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2021, bên cạnh duy trì đánh giá tác động, Bộ Tài chính vẫn tiếp tục xin ý kiến về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong đó có cả xe máy.
Nghị định 103/2008 quy định điều kiện để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường với các phương tiện cơ giới, trong đó có xe máy như sau: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). |
Người đồng hành