Nghiên cứu của ĐH Harvard: Không phải đọc sách, đây mới là CÁCH TỐT NHẤT để trẻ THÔNG MINH hơn mà bố mẹ không hay biết
Kết luận nghiên cứu này có sự khác biệt rõ ràng với quan niệm giáo dục truyền thống trước đây.
- 02-02-2022Nam sinh Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Harvard: Cha mẹ lao động nghèo, tự sửa điện thoại dạo kiếm 5,6 tỷ trong 2 năm
- 19-01-2022Nghiên cứu của ĐH Harvard: Có 3 việc bố phải tự mình làm cho con chứ đừng ỷ lại vào mẹ, trí thông minh của con sẽ tăng vùn vụt
- 18-01-2022Nghiên cứu của ĐH Harvard: Những đứa trẻ lớn lên giàu sụ, kiếm được nhiều tiền đều có 4 ĐẶC ĐIỂM này từ nhỏ, bố mẹ cần để ý
- 17-01-2022Đừng thấy anh chàng này xấu trai mà chê cười: Bộ óc thiên tài từng khiến ĐH Harvard "rớt nước mắt", níu kéo mà không được
Trong giai đoạn giáo dục đầu đời của trẻ, nhiều bậc cha mẹ cho rằng đọc sách là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển trí não. Trên thực tế, đọc sách giúp trí não của trẻ mở mang, nhưng đối với trẻ em trong giai đoạn giáo dục sớm, đọc sách có thể không phải là cách tốt nhất để phát triển trí não.
Theo đó, đối với trẻ chưa đủ kỹ năng đọc hiểu, việc đọc sẽ không thể huy động được hoạt động của mạng lưới tế bào thần kinh trong não. Trong một nghiên cứu thuộc dự án Phát triển Não bộ Trẻ sơ sinh do các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard thực hiện, họ phát hiện ra rằng: Đọc sách - phương pháp mà hầu hết các bậc cha mẹ tin rằng có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ là không khoa học!
Rõ ràng, kết luận nghiên cứu này có sự khác biệt rõ ràng với quan niệm giáo dục truyền thống trước đây. Trong quá trình nghiên cứu, những người thực nghiệm đã chia trẻ em thành 3 nhóm A - B - C. Trẻ em nhóm A chỉ có những cuốn sách ảnh, trẻ em nhóm B chỉ có đồ chơi, và trẻ em nhóm C không có gì. Sau ba tháng, các nhà nghiên cứu đã so sánh những thay đổi trong sự phát triển não bộ của trẻ.
Ảnh minh họa.
Họ phát hiện: Trẻ nhóm B phát triển nhanh hơn trẻ nhóm A, trong khi đó trẻ nhóm C có sự phát triển chậm nhất. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển trí não cần có sự trợ giúp của một số vật dụng bổ trợ. Tuy nhiên đọc sách không phải là vật dụng bổ trợ tốt nhất mà ngược lại, đồ chơi có thể giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu phân tích: Việc đọc những cuốn sách tranh, ảnh thúc đẩy sự phát triển trí não chủ yếu là do họa tiết và màu sắc của chúng thu hút sự chú ý của trẻ và không liên quan trực tiếp đến nội dung mà chúng thể hiện. Có thể thấy, vai trò của việc đọc sách tranh trong việc thúc đẩy sự phát triển trí tuệ sớm của trẻ còn rất hạn chế.
Vậy tại sao đồ chơi lại giúp phát triển trí não của trẻ hơn?
Trong quá trình phát triển mạng lưới tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ, đồ chơi làm phong phú thêm mạng lưới tế bào thần kinh bằng cách tiếp nhận liên tục các kích thích từ môi trường bên ngoài. Đối với những trẻ có khả năng hiểu và tiếp thu rất hạn chế, nội dung của việc đọc sách tranh tương đối phức tạp hơn, điều này làm cho kích thích bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được rất hạn chế, khả năng trẻ chuyển hóa không cao.
Mặt khác, đồ chơi là thứ tương đối dễ kích thích não bộ của trẻ. Khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế nhưng trẻ có thể nhận được nhiều hơn từ đồ chơi. Nói một cách tương đối thì ngưỡng chơi với đồ chơi thấp hơn ngưỡng đọc sách tranh rất nhiều. Kích thích giác quan do chơi đồ chơi trực tiếp hơn và có thể đáp ứng tốt hơn với nhịp phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Như vậy có thể thấy, đồ chơi giúp trẻ phát triển bằng cách tiếp thu các kích thích bên ngoài, cuối cùng là làm phong phú mạng lưới nơron não bộ. So với việc đọc sách tranh được các bậc phụ huynh ưa chuộng, đồ chơi sẽ phù hợp với quy luật phát triển của trẻ hơn và dễ dàng nhận được sự hợp tác tích cực của trẻ hơn.
Ảnh minh họa.
Phụ huynh chọn đồ chơi như nào để phù hợp cho sự phát triển não bộ của con?
Trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau thì nhu cầu về chức năng của đồ chơi cũng khác nhau. Vì vậy cha mẹ cần lựa chọn loại đồ chơi dựa trên giai đoạn tăng trưởng của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chọn đồ chơi có thể dùng nhiều lần.
Trẻ em luôn thích thú với những món đồ chơi mới, nhưng việc trải nghiệm đồ chơi mới như thế này có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán với cái mới và thiếu hứng thú với một số món đồ chơi mà chúng đã chơi.
Dựa trên nguyên tắc không lãng phí và kích thích ham muốn khám phá của trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị một số đồ chơi có thể cho trẻ chơi nhiều lần, tạo ấn tượng sâu sắc cho trẻ, giúp các khớp thần kinh não bộ của trẻ trở nên phong phú. Cuối cùng, cha mẹ cần chọn những món đồ chơi có tính gợi mở, giúp trẻ vừa chơi vừa suy nghĩ.
Pháp luật và bạn đọc