Nghiên cứu Harvard chỉ ra 1 ĐIỂM càng siêng càng nghèo, không ngóc đầu lên nổi: Người giàu sớm nhận ra và khôn ngoan né xa
Nhiều người dù có tài, thông minh nhưng mãi quẩn quanh nghèo khó, làm gì cũng thất bại mãi không thay đổi được số phận.
- 07-01-2025Nghiên cứu Harvard kéo dài 76 năm chỉ ra YẾU TỐ then chốt quyết định đẳng cấp cuộc đời bạn: Người khôn ngoan khéo chọn, kẻ tầm thường lại bỏ qua
- 05-01-2025Ở nước ngoài học Harvard sang Việt Nam vẩy rau, rửa bát, netizen chốt: Về khoản này, tôi tự tin mình giỏi hơn họ!
- 04-01-2025Đọc xong tờ giấy treo trước thư viện ĐH Harvard, tôi đã hiểu vì sao ngôi trường này lại đào tạo ra nhiều người xuất chúng, nổi tiếng đến vậy!
Mọi người thường nói rằng làm việc chăm chỉ là chìa khóa dẫn đến thành công, nhưng liệu điều đó có đúng trong mọi hoàn cảnh?
Một nghiên cứu từ Đại học Harvard đã làm sáng tỏ vấn đề này và chỉ ra rằng sự siêng năng mù quáng, chính là nguyên nhân khiến người nghèo mãi nghèo, không thể thay đổi số phận. Ngược lại, người giàu hiểu rõ điều này và khéo léo tránh rơi vào cái bẫy của sự bận rộn vô ích.
Siêng năng nhưng mãi nghèo đói
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, một thực trạng đáng chú ý là người nghèo thường rơi vào trạng thái "bận rộn vô ích" . Họ làm việc không ngừng nghỉ, dốc hết sức lực, nhưng kết quả thu lại lại không hề tương xứng với công sức bỏ ra.
Nguyên nhân chính là họ bị cuốn vào những công việc mang tính lặp đi lặp lại, chỉ đủ để trang trải nhu cầu cơ bản của cuộc sống mà không tạo ra những giá trị lâu dài hay cơ hội để bứt phá.
Những công việc này như một vòng xoáy khép kín, khiến họ không có không gian để tích lũy tài sản, đầu tư cho bản thân hoặc phát triển thêm kỹ năng. Điều này khiến nhiều người mãi lận đận, không thoát ra được.
Hệ quả của sự bận rộn vô ích này không chỉ là khó khăn tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và khả năng ra quyết định.
Và theo nghiên cứu của giáo sư Sendhil Mullainathan và Eldar Shafir, khi con người bị áp lực bởi sự thiếu thốn, tâm trí họ chỉ còn sức để giải quyết các vấn đề trước mắt, điều này khiến họ không có khả năng nhìn xa, đầu tư vào cơ hội dài hạn. Vì vậy, dù có làm việc chăm chỉ, người nghèo vẫn khó có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc.
Những người thông minh hiểu điều này từ rất sớm, họ nhận thức rõ rằng chỉ làm việc chăm chỉ không đủ để đạt được thành công lâu dài.
Sự khác biệt giữa người nghèo và người giàu nằm ở cách họ sử dụng thời gian và năng lượng của mình. Người nghèo, bị gánh nặng bởi những vấn đề cuộc sống, tập trung giải quyết nhu cầu trước mắt mà không chú ý phát triển dài hạn khiến họ không thể thay đổi cuộc đời.
Ngược lại, người giàu khôn ngoan sẽ tránh xa những vấn đề vô ích. Họ dành thời gian và công sức để lên kế hoạch dài hạn, đầu tư vào bản thân, học hỏi kỹ năng mới và khai thác những cơ hội mang lại giá trị bền vững.
Người giàu biết cách tối ưu hóa nguồn lực và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai, giúp họ thoát khỏi vòng xoáy nghèo khó và tiến xa hơn trong cuộc sống.
Tư duy khan hiếm
Tư duy khan hiếm (scarcity mindset) là một khái niệm được đề cập nhiều trong nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một trạng thái tâm lý xảy ra khi con người bị ám ảnh bởi sự thiếu hụt tài nguyên, chẳng hạn như tiền bạc hay thời gian.
Theo nghiên cứu, khi đối mặt với những áp lực tài chính người nghèo thường loay hoay tìm cách giải quyết và mất rất nhiều thời gian. Điều này khiến họ không còn đủ sức để nghĩ đến việc phát triển bản thân, học hỏi thêm kỹ năng mới hoặc đầu tư vào những cơ hội mang tính dài hạn.
Đáng nói, tư duy khan hiếm không chỉ bó hẹp tầm nhìn mà còn tạo ra một vòng luẩn quẩn khó thoát: họ càng nỗ lực làm việc để xử lý tình trạng hiện tại, càng thiếu đi không gian tinh thần để lập kế hoạch tương lai.
Kết quả là họ tiếp tục bị mắc kẹt trong vòng xoáy nghèo khó, khó lòng bứt phá hay tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho cuộc sống.
Người khôn ngoan và giàu có luôn tìm cách vượt qua tư duy khan hiếm bằng cách ưu tiên hiệu quả thay vì chỉ chăm chỉ làm việc. Họ hiểu rằng thời gian và năng lượng là những tài sản vô giá, cần được sử dụng một cách hiệu quả và chiến lược.
Thay vì bị cuốn vào các công việc tay chân hoặc mang lại giá trị thấp, họ tập trung phát triển bản thân qua việc xây dựng kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ, và đầu tư vào những cơ hội tạo giá trị dài hạn.
Hơn nữa, một trong những điểm khác biệt nổi bật giữa người giàu và người nghèo chính là cách họ đối mặt với rủi ro và khó khăn. Người giàu không ngần ngại chấp nhận rủi ro, nhưng luôn đảm bảo rằng những rủi ro này đã được phân tích và tính toán kỹ lưỡng.
Họ sẵn sàng đầu tư vào các dự án kinh doanh, thị trường tài chính, hoặc những ý tưởng sáng tạo có khả năng sinh lời cao dù biết phía trước là vô vàn khó khăn.
Ngược lại, người nghèo thường ưu tiên sự an toàn, chọn những công việc ổn định nhưng ít cơ hội phát triển, dẫn đến việc khó thoát ra khỏi giới hạn hiện tại. Sự khác biệt này không chỉ định hình mức độ tài sản mà còn ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt cơ hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu từ Đại học Harvard đã mang lại một góc nhìn sâu sắc về nguyên nhân khiến người nghèo khó vươn lên đạt đến thành công.
Siêng năng, mặc dù là một đức tính quý giá, nhưng nếu không đi kèm với tư duy chiến lược và quản lý nguồn lực hiệu quả, có thể trở thành rào cản lớn khiến con người lún sâu vào nghèo đói. Người giàu không phải lúc nào cũng làm việc nhiều hơn người nghèo, nhưng họ luôn làm việc thông minh và khôn ngoan hơn.
Thanh niên Việt