Ngoài chiến tranh thương mại hay kinh tế Trung Quốc trì trệ, đây chính là những yếu tố khiến nền kinh tế toàn cầu vốn đã mỏng manh sẽ nhanh chóng rơi vào "hố đen" suy thoái!
Triển vọng về một cuộc suy thoái toàn cầu khác không phải là điều viển vông, và dấu hiệu rõ ràng nhất là tình trạng giảm tốc của nền kinh tế Mỹ, các nền kinh tế lớn nhất châu Âu và châu Á.
- 05-10-2019Câu hỏi lửng lơ đối với nền kinh tế Mỹ: Giảm tốc hay trì trệ, khó có thể bước xa?
- 04-10-2019Người tiêu dùng Trung Quốc thắt chặt chi tiêu, thêm một nỗi lo cho kinh tế toàn cầu
- 02-10-2019Kinh tế Mỹ liệu có tránh được kịch bản suy thoái?
Tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ xảy ra, khiến các ngân hàng trên khắp thế giới phải ngừng cho vay khi nỗi lo ngại tăng lên đối với chất lượng của bảng cân đối kế toán. Trong vài tháng, sản lượng nhà máy và thương mại sụt giảm mạnh, số lượng thất nghiệp từ đó cũng tăng nhanh.
Trong khi các ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp đang thực hiện các bước để thúc đẩy "bánh xe tài chính", thì đã phục hồi thực sự rất mong manh và tốn kém. Triển vọng về một cuộc suy thoái toàn cầu khác không phải là điều viển vông, và dấu hiệu rõ ràng nhất là tình trạng giảm tốc của nền kinh tế Mỹ, các nền kinh tế lớn nhất châu Âu và châu Á.
Theo CNBC, dưới đây là một số vấn đề xảy ra trên toàn thế giới có thể sẽ sớm gây ra sự căng thẳng về chính trị và tài chính hơn các yếu tố khác.
Kinh tế Mỹ giảm tốc
Đúng như câu nói nổi tiếng: "Nếu nước Mỹ hắt hơi, thì cả thế giới sẽ bị cảm lạnh", khi hiệu quả của chính sách cắt giảm 1,5 nghìn tỷ USD thuế của ông Trump bắt đầu suy yếu, thì nền kinh tế Mỹ cũng đang "sụt sịt".
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, đầu tư kinh doanh tại Mỹ giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018. Hơn nữa, niềm tin người tiêu dùng cũng sụt giảm mạnh nhất trong 9 tháng vào tháng 9. Kỳ vọng của người tiêu dùng về triển vọng ngắn hạn cũng giảm mạnh trong cùng tháng.
Sau đó, số liệu kinh tế mới được đưa ra tiếp tục khiến nước Mỹ "đứng ngồi không yên". Viện Quản lý cung ứng Mỹ (ISM) cho biết hoạt động sản xuất của Mỹ co hẹp ở mức tồi tệ nhất trong 128 tháng, kể từ tháng 6/2009. Con số này xuất hiện và khiến Dow Jones mất 800 điểm trong 2 ngày. Theo kết quả kinh doanh quý I và quý II của các công ty thuộc S&P 500, lợi nhuận doanh nghiệp cũng không có dấu hiệu khả quan.
Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự đoán kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, kỳ vọng GDP sẽ tăng ở mức 2,2% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3% của chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, đi ngược lại với những diễn biến yếu kém là doanh số bán lẻ ở Mỹ tăng mạnh, tiếp tục vượt xa dự báo cũng như số lượng việc là và mức thu nhập sau thuế của ngành này chạm mức cao trong lịch sử. Để có thể tiến tới mục tiêu hàng đầu về kinh tế trước thềm cuộc bầu cử vào năm tới, Nhà Trắng kỳ vọng bất kỳ nỗi lo ngại nào về tương lai sẽ được xoa dịu bởi việc người tiêu dùng Mỹ vẫn tiếp tục mua sắm và chi tiêu.
"Núi" nợ của Trung Quốc ngày càng chồng chất
Trung Quốc đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển dựa vào khoản nợ ngày càng cao và con số này hiện đã lớn đến mức khó tưởng. Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, quý I/2009, tổng số nợ của các công ty, hộ gia đình và chính phủ Trung Quốc đã chạm tới ngưỡng 303% GDP. Bản báo cáo cho biết nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiềm chế nợ công phi tài chính đã "đổ bể" phần nào do việc đi vay các ngành khác - đẩy tổng số nợ lên hơn 40 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc đã phát biểu rất nhiều lần rằng hoạt động đi vay của họ nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các đòn bẩy chính sách lại bị cản trở, do các khoản nợ trong tương lai có thể bị thắt chặt hơn và khiến nề kinh tế còn trì trệ hơn nữa. Hồi tháng 7, Moody đã xác nhận xếp hạng nợ A1 của Trung Quốc nhưng cảnh báo rằng: "Tình trạng căng thẳng tài chính đối với một số ngân hàng trung ương hoặc doanh nghiệp nhà nước có thể tiếp tục thách thức chính quyền trung ương và khu vực trong việc ngăn chặn hiệu ứng lan toả."
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu mỗi năm. Và khi tình trạng "hard landing" nào xảy ra với nền kinh tế sẽ ngay lập tức gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những nơi khác trên thế giới và nhà đầu tư sẽ vội vã "ôm" tài sản để bỏ chạy.
Hiệu ứng tiêu cực từ bất ổn chính trị ở Argentina
Đầu năm 2019, nhà đầu tư nổi tiếng, vốn rất ưa thích các thị trường mới nổi, Mark Mobius thông báo rằng công ty của ông sẽ tránh xa Argentina. Ông nói: "Chất lượng cuộc sống đã giảm, trình độ học vấn đi xuống và chúng tôi cũng không hài lòng với tình hình kinh tế vĩ mô ở đó. Đã có rất nhiều tổn thất và người dân cũng hứng chịu quá nhiều." Mobius cho biết ông sẽ cân nhắc lại với điều kiện Tổng thống Mauricio Macri nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong các cuộc bầu cử sắp tới. Khi cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 8, số lượng ủng hộ ông Macri giảm nặng nề và thị trường cũng phản ứng giống Mobius.
Chứng khoán Argentina đã giảm hơn 30% kể từ ngày kết quả cuộc bỏ phiếu được đưa ra. Theo một loạt các số liệu, đây là chỉ số chứng khoán có mức giảm mạnh nhất thế giới kể từ năm 1950. Trong những giờ sau đó, đồng peso cũng giảm 15% so với giá trị đồng USD. Việc này sẽ khiến các khoản vay định danh bằng USD đắt hơn, trong khi quốc gia này có khoản nợ lên tới 80 triệu USD sẽ đáo hạn vào năm 2019 và 2020. Rất có thể, Argentina sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ lần thứ 3 trong chưa đầy 20 năm.
Sự sụp đổ của nhà lãnh đạo được ông Trump "yêu thích"
Hồi tháng trước, nhiều phương tiện truyền thông trên thế giới đã đưa tin về cuộc biểu tình chống lại chính phủ Ai Cập, diễn ra ở một số thành phố gồm Alexandria và thủ đô Cairo. Hoạt động biểu tình ở Ai Cập là bất hợp pháp, không được chính phủ thông qua kể từ năm 2013. Theo đó, các cuộc biểu tình đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán nước này, EGX 30 giảm 11% và xoá sạch đà tăng của năm 2019, khi nhà đầu tư tháo chạy.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, đầu tư trực tiếp của nước này vào Ai Cập đạt mức 21,8 tỷ USD và về tổng thể, mối quan hệ giữa 2 nước đã được cải thiện. Mới đây, khi tham dự Hội nghị G7, Tổng thống Trump đã hỏi rằng "Vị lãnh đạo độc tài mà tôi yêu thích đâu?", khi đang chờ ông Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi.
Hiện tại, ông đã thắt chặt mối quan hệ với nước láng giềng là Ả Rập Xê Út. Vậy nên, bất kỳ nỗ lực nào được đưa ra nhằm lật đổ ông Sisi đều dẫn đến tình trạng căng thẳng gia tăng giữa Riyadh và Cairo. Do đó, các nhà đầu tư dầu sẽ theo dõi tình hình rất sát sao.