Ngoài chính trị, Trung Quốc đang "kìm kẹp" nền kinh tế Hồng Kông như thế nào?
Từ bất động sản đến các thương vụ IPO, phát hành trái phiếu và lĩnh vực viễn thông, các công ty Trung Quốc đại lục – nhiều trong số đó nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ, đang đóng vai trò ngày càng lớn ở hầu hết mọi "ngóc ngách" của Hồng Kông. Đây là sự thay đổi đáng kể kể từ khi thành phố được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
- 15-06-2020Disneyland Hồng Kông sắp được mở trở lại, áp đặt những quy định nghiêm ngặt chống Covid-19
- 15-06-2020Lo ngại bất ổn tăng cao, giới nhà giàu Hồng Kông ồ ạt 'ôm tiền' tháo chạy ra nước ngoài
- 15-06-2020Vì sao Hồng Kông có thể là “quân bài cuối cùng” châm ngòi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
Hiện tại, Trung Quốc không chỉ kiểm soát Hồng Kông về mặt chính trị mà còn đẩy mạnh hơn nữa những động thái để tăng cường tầm ảnh hưởng đối với môi trường kinh doanh của trung tâm tài chính này.
Từ bất động sản đến các thương vụ IPO, phát hành trái phiếu và lĩnh vực viễn thông, các công ty Trung Quốc đại lục – nhiều trong số đó nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ, đang đóng vai trò ngày càng lớn ở hầu hết mọi "ngóc ngách" trong thành phố. Đây là sự thay đổi đáng kể kể từ khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trong khi những ý kiến ủng hộ về tiến trình hội nhập kinh tế ở quy mô lớn hơn chỉ ra tác động của việc thúc đẩy hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Hồng Kông, thì những người mang quan điểm phản đối lại coi đó là một động thái cho thấy quyền tự trị của thành phố này đang giảm dần. Mối lo ngại này đã tăng lên trong những tuần gần đây sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia, đe dọa tính độc lập của hệ thống tư pháp vốn là điểm thu hút đối với các công ty và nhà đầu tư quốc tế.
Alicia Garcia Herrero – chiến lược gia trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Natixis, nhận định: "Hồng Kông có thể phát triển thành một trung tâm ngoài lục địa của Trung Quốc. Với vị thế đó, thành phố này có thể đạt được một số lợi ích về thuế. Tuy nhiên, Hồng Kông sẽ không phải là trung tâm tài chính toàn cầu."
Lấy ví dụ về các văn phòng. Trong khi số lượng văn phòng của các công ty Nhật Bản hay Mỹ vẫn không thay đổi trong 5 năm qua, thì số lượng các công ty Trung Quốc có mặt tại Hồng Kông đã tăng vọt. Chỉ trong 3 tháng qua, CMB International Capital Corp., China Minsheng Banking Corp. và Orient Finance Holdings Ltd. đã mở rộng không gian văn phòng tại trung tâm tài chính này.
Số lượng văn phòng của các công ty Trung Quốc tăng mạnh trong năm vừa qua.
Khi các công ty đại lục đang mở rộng quy mô hoạt động, thì mối lo ngại về tương lai của thành phố này lại tăng lên đối với các công ty phương Tây. Hơn ¼ các công ty được khảo sát bởi Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông trong tháng này cho biết họ đang cân nhắc di dời đến nơi khác. Gần 40% trong số người được hỏi chia sẻ rằng họ đang cân nhắc việc tái định cư ở địa điểm khác, khi Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới.
Đó cũng là dấu hiệu cho thấy các công ty đại lục có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn tại Hồng Kông. Trong số các ngành gia tăng mức độ "phủ sóng" tại thành phố này có các công ty môi giới bất động sản, công ty quản lý tài sản và các ngân hàng được nhà nước hậu thuẫn. Họ đang tăng cường thực hiện và mua hợp đồng trái phiếu nước ngoài cho các công ty trong nước, nhằm thay thế các công ty quốc tế trong Hồng Kông để có được những thương vụ tiềm năng.
Theo Bloomberg, tính đến năm ngoái, có tới 12 công ty Trung Quốc trong số 20 đơn vị tư vấn dựng sổ (bookrunner) cho các giao dịch trái phiếu định danh bằng đồng CNY, con số này tăng lên so với chỉ 3 thập kỷ trước. Các công ty này chịu trách nhiệm thực hiện 60% khoản vốn đã kêu gọi vào năm ngoái, lần đầu tiên vượt qua các công ty nước ngoài vào năm 2018.
Tỷ lệ thương vụ giao dịch trái phiếu định danh bằng đồng USD được thực hiện bởi các bookrunner Trung Quốc.
Trong khi đó, số lượng nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc thực hiện những thương vụ này ngày càng tăng. Thị trường cho vay hợp vốn ngoài lục địa cả Trung Quốc ngày càng bị chi phối bởi các ngân hàng quốc doanh, trong đó Bank of China đứng thứ hai, sau đó là HSBC. Tổng khối lượng cho vay được thực hiện bởi các định chế tài chính của Trung Quốc tăng vọt lên 48,5% trong năm 2019, từ mức 28,5% trong 4 năm trước.
"Khung cảnh" tương tự cũng có thể thấy ở các thương vụ IPO. Năm ngoái, khoản vốn huy động được ở Hồng Kông lớn hơn ở New York, nhưng hầu hết lại đến từ các công ty đại lục, với chi nhánh châu Á của AB Inbev là một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, các ngân hàng của Trung Quốc cũng mở rộng thị phần, tạo sức ép về chi phí và áp lực cho các công ty phương Tây. Một ví nổi bật là đà tăng mạnh mẽ của JD.com trong thời gian gần đây khi niêm yết lần 2 tại Hồng Kông, cho thấy rằng hiện tại UBS là ngân hàng phương Tây duy nhất nằm trong top 10. Trong khi đó, vài năm trước, các ngân hàng đầu tư của phương Tây thường đứng đầu bảng.
"Bức tranh" nhân khẩu học tại Hồng Kông cũng thay đổi. Số lượng người nhập cư từ Trung Quốc đến Hồng Kông đã tăng vọt so với những người đến từ các quốc gia khác, đây cũng là nguyên nhân của việc số lượng dân số của thành phố này gia tăng.
Số lượng người nhập cư từ đại lục đến Hồng Kông tăng đáng kể trong những năm qua.
Dù vai trò là trung tâm gọi vốn của Trung Quốc đang được củng cố, thì thị phần của đại lục tại đây lại đang giảm dần. Trung Quốc đã dần giảm sự phụ thuộc vào Hồng Kông với vai trò là "nguồn" thúc đẩy tăng trưởng khi các thành phố như Thâm Quyến đã phát triển. Năm 1997, Hồng Kông đóng góp 18% GDP của đại lục, trong khi năm ngoái chỉ dưới 3%.