Ngoại giao bóng bay
Trung Quốc (TQ) và Mỹ đang khó xử về quả bóng bay khổng lồ đang trên không phận Mỹ. TQ nói khinh khí cầu của họ là thiết bị khí tượng và bay lạc, nhưng dư luận Mỹ đang sục sôi. Hãy chờ xem hai cường quốc xử thế nào sự cố này.
- 05-02-2023Trung Quốc 'phù phép' cho các hàng chục nghìn bốt xét nghiệm Covid: Địa điểm 'muốn quên' của người dân nay thành cửa hàng thực phẩm và trạm nghỉ cho công nhân vệ sinh
- 04-02-2023Trung Quốc đại lục mở cửa hoàn toàn với Hồng Kông, Macau
- 04-02-2023Báo Mỹ: Ngoại trưởng Blinken hoãn thăm Trung Quốc vì sự cố khinh khí cầu
- 04-02-2023‘Giấc mơ tàu điện ngầm’ của nhiều thành phố có nguy cơ tan vỡ, nền kinh tế bất động sản của Trung Quốc sắp chuyển hướng?
- 03-02-2023Vượt nửa vòng trái đất, khí cầu gián điệp của Trung Quốc khiến người Mỹ “giật mình”: Tô đậm những bất đồng của 2 siêu cường
Mỹ tăng hồ nghi khi phát hiện khinh khí cầu TQ thứ hai trên trời Mỹ La Tinh sáng Thứ Bảy (giờ Việt Nam). Nó được dán nhãn “do thám” như quả đầu tiên phát hiện hôm 1/2. Liên tục nhận báo cáo lộ trình của chúng, Nhà Trắng vẫn chưa quyết định có bắn quả thứ nhất không.
Nhạy cảm càng tăng khi xuất hiện video về một vụ nổ ở căn cứ không quân Billings, bang Montana. Nơi đây, phi đội máy bay sẵn sàng tấn công khí cầu từ 2/2. Quan chức quốc phòng phủ nhận video nhưng quả quyết “đấy là khí cầu do thám” và bảo “không thể chấp nhận”.
Ngoại trưởng Blinken nói thời điểm thả khí cầu là chủ ý. Mỹ lần nữa nhấn mạnh khí cầu bay từ Montana đến Kansas “thu thập tình báo”. Còn chủ nhà hôm qua “lấy làm tiếc” về việc ngoại trưởng Antony Blinken hoãn chuyến thăm TQ định vào tối 3/2.
Blinken lý giải thời điểm thả khí cầu có thể là cách làm tê liệt thảo luận song phương, trong đó có cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. “Quyết định thực hiện hành động này của TQ vào đêm trước chuyến thăm theo kế hoạch của tôi là bất lợi cho các cuộc thảo luận thực chất”, ông nói với báo giới tối 3/2.
Khủng hoảng gia tăng dường như do truyền thông? Hôm 3/2, Blinken và cấp phó bí mật gặp đại diện TQ ở Washington trong khi Bộ Quốc phòng nói đang giám sát hiệu quả khí cầu. Nhưng cả nước Mỹ sục sôi khi báo chí đưa tin phe Cộng hòa đòi tổng thống Biden và ông Blinken hành động. Phe Dân chủ sau đó cũng nhập cuộc và gọi vụ việc “quá diều hâu”.
Xử sự của Blinken và TQ cũng bị quy làm tăng căng thẳng. Ngày 3/2, ông gọi cho ông Vương Nghị, quan chức ngoại giao hàng đầu của TQ, nói hủy chuyến đi và nêu thẳng lý do quả bóng bay. Phía TQ khi tóm tắt trên website về cuộc trao đổi hai bên qua điện thoại lại không thấy nhắc đến khí cầu cũng như việc ông Blinken hoãn chuyến đi.
Hai bên tiếp tục phản ứng nhưng nóng lạnh khác nhau. Ông Vương Nghị đề nghị “tránh phán đoán sai, và hãy kiểm soát bất đồng”. Ngược lại, TT Biden bị chỉ trích để khí cầu bay mấy ngày liền ở Mỹ. Dù cố làm dịu khi cho rằng khí cầu TQ hóa ra đã mấy lần vào không phận Mỹ, kể cả thời tổng thống Trump, xem ra việc chính quyền Biden chưa quyết định có bắn hạ nó hay không, có vẻ khiến ngoại giao bóng bay dễ vượt giới hạn khó kiềm chế.
Tiền Phong