Ngoài sự nghiệp quần đùi áo số, các cầu thủ Việt Nam còn là những doanh nhân cực mát tay: Đoàn Văn Hậu đầu tư vào thời trang, Văn Đức ‘chịu chơi’ mở hẳn khách sạn
Không chỉ thành công trên sân cỏ, các cầu thủ còn có nghề tay trái phát đạt không kém.
- 17-01-2023Sang tuổi trung niên, người có 3 'tài vận' này như gặp được quý nhân phù trợ: Điều đầu tiên ai cũng có nhưng nhiều người lại không biết tận dụng
- 17-01-2023Bậc đại trí lỗi lạc khẳng định: Không phải tiền hay quan hệ, tài sản lớn nhất của người đàn ông là 7 điều này
- 16-01-2023Kiếm hơn 1 triệu USD/ năm, 2 môi giới bất động sản tiết lộ: Cuộc đời như một trận chiến cạnh tranh, muốn kiếm tiền nhanh bạn phải có năng lực này
Kết thúc AFF Cup 2022, câu chuyện về nghề tay trái của các cầu thủ một lần nữa khiến người hâm mộ tò mò.
Tận dụng sức ảnh hưởng trên sân cỏ, nhiều chân sút đã tìm cách "đá chéo" sang các mảng kinh doanh khác như mở quán ăn, quán cà phê, bán hàng thời trang,... Ngoài sân cỏ, họ còn là những ông chủ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1. Đoàn Văn Hậu lấn sân sang thời trang
Thu nhập của cầu thủ họ Đoàn trong thời gian thi đấu tại Hà Lan lên tới 450.000 euro/năm trước thuế. Tại CLB Hà Nội, lương của Văn Hậu không cao như bên Hà Lan nhưng các khoản chính cũng như thưởng phụ, theo một vài nguồn đáng tin cậy, cũng rất ấn tượng. Bên cạnh đấy, anh còn những nguồn thu nhập khác ngoài bóng đá.
Hậu vệ gốc Thái Bình cho ra mắt thương hiệu thời trang riêng mang tên DHV House tháng 4/2022 nhân dịp sinh nhật lần thứ 23. Văn Hậu cho biết chính anh lên ý tưởng thiết kế các sản phẩm, hướng tới đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
Theo tiết lộ của hậu vệ Đoàn Văn Hậu, sản phẩm thời trang của DVH House là do anh tự thiết kế, sản xuất. Sản phẩm của công ty trước tiên là quần áo, sau đó khi thời điểm thích hợp sẽ ra mắt các sản phẩm giày dép.
Các sản phẩm chủ đạo của nam cầu thủ là mẫu áo phông in dòng chữ "Dream chaser" (Theo đuổi ước mơ), mũ và balô. Văn Hậu cho biết trong tương lai, anh sẽ tiếp tục sản xuất thêm giày dép. Nhờ có sự giúp sức của các đồng đội nổi tiếng như Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Đức Chinh, Văn Lâm... và cô bạn gái Doãn Hải My, thương hiệu thời trang của Văn Hậu đang được nhiều người biết đến.
Thương hiệu thời trang của Đoàn Văn Hậu được đồng nghiệp lăng xê nhiệt tình. Ảnh: Internet
2. Lương Xuân Trường mở trung tâm phục hồi chấn thương
Được biết đến là một chàng tiền vệ tài hoa, với khả năng làm chủ tuyến giữa và tạo ra những đường chuyền đầy hoa mỹ, Xuân Trường đã cùng tuyển Việt Nam vươn tới những đỉnh cao tầm châu lục, điều mà các thế hệ đàn anh trước đó chưa từng thành công.
Tháng 7/2022, người hâm mộ Việt Nam không khỏi bất ngờ khi thấy chàng tiền vệ tài hoa ăn vận chỉn chu trong bộ vest đen, xuất hiện và gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam cho trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế (IRC).
Xuân Trường đầu tư vào y tế khi khai trương Trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế mà anh là người đồng sáng lập và chủ đầu tư.
IRC là trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế do tiền vệ mắt híp cùng sáng lập với Nguyễn Việt Hùng, với khẩu hiệu "phụng sự thể thao Việt Nam". Sản phẩm của IRC không chỉ hướng tới những người chơi thể thao chuyên nghiệp mà còn dành cho những người chơi thể thao phong trào và những người có bệnh lý về cơ, xương, khớp thuộc phân khúc trung cấp.
Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm làm việc đội tuyển quốc gia Việt Nam như bác sĩ y học thể thao người Hàn Quốc Choi Ju Young, chuyên gia Trần Huy Thọ,... Trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế của Xuân Trường được đánh giá cao và nhiều khả năng sẽ trở thành địa chỉ tin cậy của các VĐV khi gặp phải chấn thương.
Lương Xuân Trường 'gây bão' khi xuất hiện ở Shark Tank. Ảnh: VTV
3. Phan Văn Đức rót tiền mở khách sạn
"Gà son" là biệt danh mà người hâm mộ dành cho Văn Đức. Bởi rất nhiều lần chân sút 26 tuổi đã giúp U23 cũng như đội tuyển Việt Nam vượt các tình huống khó khăn.
Dấu ấn lớn đầu tiên của Văn Đức là pha kiến tạo dẫn đến bàn mở tỉ số vào lưới U23 Iraq ở giải U23 châu Á 2018. Giữa một rừng cầu thủ đối phương, chân sút xứ Nghệ khiến tất cả bất ngờ khi tung người móc bóng, "dọn cỗ" cho Công Phượng ghi bàn.
Năm 2019 diễn ra đầy khó khăn với Phan Văn Đức với chấn thương dai dẳng buộc anh phải đi phẫu thuật. Khi CLB SLNA thực hiện chuyển giao chủ sở hữu, Phan Văn Đức là một trong những ngôi sao được gia hạn hợp đồng đầu tiên với mức lương hậu hĩnh và số tiền lót tay khoảng 10 tỷ đồng trong 3 năm. Đó là đòn bẩy để giúp Đức tiến hành thuận lợi hơn kế hoạch trở thành một ông chủ khách sạn.
Cuối tháng 4/2022, vợ chồng Văn Đức-Nhật Linh đã khai trương khách sạn 5 tầng DuLi Hotel ở Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: Internet
Cụ thể, khách sạn của nam cầu thủ có 20 phòng, cách biển chưa đến 200 mét. Cơ ngơi của Phan Văn Đức có vị trí đắc địa, từ trên cao có thể nhìn ra biển và cách khách sạn Mường Thanh không xa.
4. Công Phượng làm ông chủ bán cà phê
Trong năm 2020, Công Phượng cũng thử thách bản thân mình trong lĩnh vực thời trang. Từ năm 2017, Công Phượng đã “lấn sân” sang lĩnh vực kinh doanh cà phê khi anh khai trương 2 quán cà phê mang thương hiệu CP10 tại Gia Lai và Hà Nội.
Anh cùng với người bạn đời đã cho ra mắt thương hiệu thời trang riêng dành cho giới trẻ có tên PM Official (PM viết tắt của Phượng Minh, PV). Ngoài quy trình vận hành, chính Viên Minh – vợ Công Phượng tham gia vào khâu quan trọng nhất là thiết kế những sản phẩm thời trang. Sản phẩm chủ đạo của thương hiệu là các dòng áo phông hướng tới sự năng động, thoải mái.
Sau khi cưới bà xã Viên Minh, chàng tiền đạo sinh năm 1995 còn thành lập công ty riêng chuyên về thương mại tiếp thị thể thao như buôn bán, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao... tại Quận 1, TP.HCM và giao cho vợ quản lý.
Công Phượng mở quán cà phê kiêm bánh tráng thịt heo. Ảnh: Internet
Thể thao & Văn hoá