Ngồi chỗ nào trên máy bay là an toàn nhất?
Nhiều vụ tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây. Lúc này, một câu hỏi đã được đặt ra: Đâu là vị trí ngồi an toàn nhất khi đi máy bay?
- 31-12-2024Diễn viên Lương Giang tiếp tục hành trình đem áo ấm đến vùng cao
- 31-12-2024Sếp hỏi: ‘‘Làm việc có mệt không?’’, người EQ cao không trả lời ‘‘có’’ hoặc ‘‘không’’, mà khôn ngoan đáp bằng cách này
Chẳng may máy bay gặp nạn, đâu là vị trí an toàn nhất?
Việc lựa chọn ghế ngồi trên máy bay phụ thuộc vào nhu cầu và ưa thích cá nhân của từng hành khách. Nhiều người thấy thoải mái khi ngồi ở ghế ngay lối đi, tiện lợi cho việc di chuyển và không bị ảnh hưởng bởi va chạm khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Ngược lại, có những hành khách ưa thích ghế cạnh cửa sổ để có thể thưởng thức khung cảnh bên ngoài, trong khi những người khác lại chọn ghế gần cửa thoát hiểm để có không gian thoải mái.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là vị trí ngồi trên máy bay cũng tương ứng với với độ an toàn trong từng khu vực mà bạn ngồi. Theo một nghiên cứu của Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) kéo dài trong 35 năm từ 1985 - 2020, việc ngồi ở giữa máy bay được đánh giá là có tỷ lệ tử vong cao nhất, cũng là vị trí ngồi tệ nhất, với tỷ lệ tử vong lên tới 44%.
Tạp chí Time đã trích dẫn kết quả nghiên cứu này, chỉ ra rằng ghế ở giữa khoang có tỷ lệ tử vong 39%, trong khi dãy thứ ba phía trước (front third) là 38%, và dãy thứ ba phía sau (rear third) là 32%. Qua đó, đây là nơi có tỉ lệ tử vong thấp nhất và được đánh giá là an toàn nhất nếu gặp phải tai nạn máy bay.
Một nghiên cứu khác của đại học Greenwich cũng chỉ ra rằng, sau một vụ va chạm, những hành khách ngồi gần lối thoát hiểm nhất có cơ hội sống sót cao hơn. Tuy nhiên, cơ hội sống sót trong mọi tình huống cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và may mắn có thể đóng vai trò quan trọng.
Nhưng dĩ nhiên, đây là kết quả từ thống kê và không mang tính chính xác tuyệt đối. Vẫn có những trường hợp sự kiện thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Đơn cử như thảm kịch hàng không ở Tenerife năm 1997 giữa hai chiếc Boeing 747 là một ví dụ, khi số người sống sót đa phần ngồi ở phía trước máy bay sau va chạm.
Không nên ngủ khi máy bay cất cánh và hạ cánh
Sau chuỗi các thủ tục khẩn trương và thời gian chờ đợi dài tại sân bay, nhiều hành khách thường muốn tận dụng thời gian trên máy bay để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không khuyến cáo rằng ngủ ngay khi máy bay đang thực hiện cất cánh hoặc hạ cánh có thể gây ra rủi ro sức khỏe và an toàn cá nhân.
Theo Giáo sư Dan Bubb từ Đại học Nevada, Hoa Kỳ, việc giữ bản thân tỉnh táo trong hai giai đoạn này không chỉ giúp hành khách cập nhật được thông tin mà còn có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp, giúp tăng cơ hội sống sót cho bản thân và những người xung quanh.
Ngoài ra, việc thay đổi áp suất không khí trong cabin khi máy bay cất và hạ cánh cũng có thể gây chấn thương áp suất tai. Áp suất không khí biến đổi có thể tạo áp lực lớn trong tai, gây đau nhức, ù tai, và thậm chí là tổn thương vòi nhĩ hoặc chảy máu cam.
Để giảm thiểu vấn đề này, chuyên gia khuyến cáo hành khách nên thực hiện các hành động như ngáp, nuốt hoặc nhai kẹo để cân bằng áp suất tai. Sử dụng nút tai silicon cũng là lựa chọn tốt trước khi máy bay cất và hạ cánh.
Đặc biệt với trẻ em, nếu chúng ngủ trong thời gian này, có thể sẽ phải chịu đau và ù tai nghiêm trọng. Do đó, việc giữ cho tâm trạng tỉnh táo và tập trung trong lúc máy bay thay đổi độ cao là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn.
Vì lý do này, nên chỉ nghỉ ngơi khi máy bay đã bay ở độ cao ổn định và luôn chú ý lắng nghe hướng dẫn từ đội ngũ tiếp viên hàng không.
Đời sống & pháp luật