MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngồi cùng mâm cũng góp phần nhìn thấu bản chất một người, ai làm được 2 điều sau trong bữa ăn sớm muộn cũng có ngày công thành danh toại

10-05-2019 - 20:07 PM | Sống

Biết cách kiểm soát bữa ăn cũng là biết cách sống sót trong môi trường sự nghiệp.

Nếu thử phân tích kỹ các đặc điểm của những ví dụ thành công điển hình, chúng ta sẽ thấy rằng ngoài sự nỗ lực không ngừng nghỉ và tài năng vượt bậc của chính bản thân họ, những người thành đạt còn có một đặc điểm chung nữa. Đó chính là khả năng giỏi dẫn dắt, kiểm soát một bữa ăn hoặc bữa tiệc. 

Minh chứng điển hình nhất phải kể đến Hu Xueyan, một thương nhân đáng chú ý ở Trung Quốc trong triều đại nhà Thanh sau này.

Bất cứ ai đã đọc cuốn sách về cuộc đời Hu Xueyan đều biết rằng ông là một doanh nhân cực kỳ thành công với nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng, phong phú. Ông không chỉ hoạt động trong ngành nghề ngân hàng, bất động sản, vận chuyển và y học Trung Quốc mà còn tham gia vào buôn bán muối, trà, quần áo, ngũ cốc cũng như vũ khí quân sự. Hu Xueyan trở thành người duy nhất của tầng lớp thương nhân trong thời đại phong kiến bấy giờ được hoàng gia trao tặng một chiếc mũ quan tượng trưng cho quan chức cấp hai trong triều đình nhà Thanh. 

Ông cũng là một trong số ít người được Thái hậu Từ Hi được phép cưỡi ngựa đi lại trong Tử Cấm Thành, đây là đặc quyền cực kỳ ưu việt mà chỉ hoàng đế và một số ít người đứng đầu mới được hưởng. 

Từ thành công của Hu Xueyan, người ta nhận ra rằng, ngoài tài kinh doanh và tầm nhìn xa trông rộng, ông còn rất giỏi tìm kiếm các cơ hội làm giàu ngay trong bữa ăn và tiệc tối. Rất nhiều mối làm ăn, các vụ hợp tác lớn của ông đều xuất phát từ những bữa tiệc như vậy.

Từ xưa tới nay, việc mời đối tác đi ăn đã trở thành một thông lệ để xây dựng mối quan hệ mới hoặc thỏa thuận một hợp đồng. Những bữa ăn như vậy đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh vì trên bàn tiệc, khi tâm trạng đang vui vẻ, người ta có thể vô tình hoặc cố ý để lộ ra những thông tin và cơ hội ẩn để tận dụng làm giàu. 

Nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu, nhất định phải biết cách đưa đẩy và kiểm soát để bữa tiệc diễn ra thuận lợi theo đúng hướng mình muốn. 

Trước tiên là xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, sau đó mới là thể hiện để nhận được sự chấp thuận của họ. Khi đó, mọi người mới muốn trao đổi và liên lạc với bạn nhiều hơn. Những cơ hội tốt đẹp cũng từ đó mà xuất hiện trong quá trình giao tiếp.

Ăn một bữa cơm cũng góp phần nhìn thấu bản chất một người, người làm được 2 điều sau trong bữa ăn sớm muộn cũng có ngày công thành danh toại - Ảnh 1.

Để làm được như vậy, nhất định phải nhớ hai điều kiện để làm nên một bữa ăn thành công chính là 2 từ: THOẢI MÁI - ĐÚNG LÚC.

Nếu có thể thỏa mãn cả 2 điều kiện này, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng những người đã tham gia bữa tiệc.

Nguyên tắc đầu tiên: Không nói về các chủ đề gây khó chịu

Điều cấm kỵ lớn nhất trong bữa ăn là khi bạn muốn hướng dòng câu chuyện về doanh nghiệp và công ty nhưng lại vô tình nhắc tới các vấn đề khiến khách khứa khó chịu. Ngay từ khởi đầu đã đánh mất sự thoải mái, không khí bữa ăn sẽ trở nên cứng nhắc và gượng gạo.

Thay vào đó, khi gọi đồ uống, chúng ta có thể gợi mở những thú vui, sở thích chung thường ngày giữa mọi người như bóng đá, chơi golf hoặc chuyện thời tiết đơn giản. Khi sử dụng các món chính, chúng ta lại bàn về mỹ thực, nghệ thuật... kích thích cảm giác ngon miệng của những người xung quanh, hoặc thảo luận các câu chuyện mang tính lịch sự, nhã nhặn. 

Khi cuộc đối thoại xoay quanh các vấn đề đơn giản, cuộc giao tiếp mới trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi, cả khách lẫn chủ đều vui vẻ, thân thiết với nhau hơn.

Ăn một bữa cơm cũng góp phần nhìn thấu bản chất một người, người làm được 2 điều sau trong bữa ăn sớm muộn cũng có ngày công thành danh toại - Ảnh 2.

Nguyên tắc thứ hai: Nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời cơ

Muốn trở thành người khéo đưa đẩy và kiểm soát bữa tiệc, chúng ta nhất định phải biết cách quản lý thời gian một cách khéo léo. Đừng để sau khi một chủ đề kết thúc, một khoảng lặng nào đó kéo dài quá lâu. Khi mọi người không có gì để nói, không có việc để làm, lãng phí thời gian vô ích sẽ dẫn đến bầu không khí trở nên lúng túng, ngại ngần.

Đa số những người thành công không muốn tiêu tốn quá nhiều thời gian dành cho nhu cầu ăn uống hay chơi bời. Vì vậy, nắm bắt đúng lúc và đúng thời cơ để sẵn sàng dẫn dắt câu chuyện theo mong muốn của mình sẽ là kỹ năng mở đường cho một "cú huých" quyết định. 

Cả bữa ăn có thể thành công hay không, có đem lại thành quả gì không đều phụ thuộc hết vào nguyên tắc quan trọng này.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên