MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại

18-06-2022 - 14:28 PM | Sống

Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Ai Cập sau Kim tự tháp Giza.

Nếu là người thích tìm hiểu lịch sử và có niềm đam mê với nền văn minh Ai Cập cổ đại, hẳn bạn sẽ nghe đến cái tên Abu Simbel - khu phức hợp đền thờ cổ đại có từ thế kỷ 13 (Trước Công nguyên - cách đây 3.300 năm) ở phía Nam Ai Cập, bên bờ sông Nile.

Được xây dựng bởi vị pharaoh vĩ đại nhất, Ramesses II, còn được gọi là Đền Ramses II hoặc Ramesses II, khu phức hợp các ngôi đền bằng đá khổng lồ này đánh dấu ranh giới phía Nam của Đế chế Ai Cập với vùng Nubia khi ở đỉnh cao quyền lực trong thời kỳ Vương quốc mới.

Khu đền thờ cổ đại này được xây dựng nhằm mục đích truyền tải quyền lực của những người cai trị Ai Cập cho bất kỳ ai nhìn thấy chúng. 4 bức tượng canh giữ lối vào là những tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn tồn tại từ thời Ai Cập cổ đại.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 1.

Abu Simbel nằm ở Abu Simbel - một ngôi làng nhỏ của Aswan ở Thượng Ai Cập gần biên giới với Sudan, trên bờ phía Tây của Hồ Nasser.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 2.


Khu phức hợp gồm 2 ngôi đền, được xem như đài tưởng niệm cho nhà vua Ramesses II và vợ của ông là Nữ hoàng Nefertari.

Sau một thời gian gần như hoàn toàn biến mất khỏi nền văn minh loài người, đền Abu Simbel được nhà thám hiểm người Thụy Sĩ John Lewis Burckhardt phát hiện lại vào năm 1813.

Khi ấy, ngôi đền đã bị lãng quên từ lâu. Cát sa mạc đã bao phủ tất cả, trừ phần đỉnh của những bức tượng khổng lồ đặt ở trước lối vào.

Kể từ năm 1909, khi cát cuối cùng được dọn sạch, ngôi đền đôi này đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng nhất ở phía Nam Ai Cập.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 3.
Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 4.

Abu Simbel trông như thế nào?

Có 2 ngôi đền. Ngôi đền đầu tiên là Ngôi đền Lớn (Great Temple) dành riêng cho Ramesses II và ngôi đền thứ 2, Ngôi đền Nhỏ (Small Temple), dành riêng cho vợ ông là Nữ hoàng Nefertari.

Đền lớn

Đền thờ lớn ở Abu Simbel mất khoảng 20 năm để xây dựng. Còn được gọi là Đền Ramses II, nó được dành riêng cho các vị thần, bao gồm thần Ptah (thần bóng tối), thần Amun-Re (thần Mặt trời), thần Re-Harakti (thần bổn mạng của vua) và chính nhà vua Ramesses II.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 5.
Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 6.

Nó được coi là lớn nhất và đẹp nhất trong số những ngôi đền được xây dựng dưới thời trị vì của Ramesses II, và là một trong những ngôi đền đẹp nhất ở Ai Cập.

Đền nhỏ

Ngôi đền thứ 2, Đền Nhỏ, thờ nữ thần Hathor và Nữ hoàng Nefertari. Mặt tiền bằng đá của ngôi đền được trang trí bằng 2 nhóm tượng khổng lồ được ngăn cách bởi cổng lớn.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 7.

Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại

Khi cho xây dựng ngôi đền lớn, Ramesses II đã yêu cầu các kiến trúc sư cổ đại phải thiết kế làm sao để mỗi năm 2 lần (ngày 22 tháng 2, ngày kỷ niệm Ramesses II lên ngôi và ngày sinh nhật của ông, 22 tháng 10), Mặt trời có thể chiếu thẳng vào những hốc sâu nhất của nó để chiếu sáng bức tượng nhà vua Ramesses II và các vị thần.

Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại  - Ảnh 8.

Điều đặc biệt nằm ở chỗ, trong 2 ngày đó, ánh Mặt trời sẽ chiếu vào tượng thần Amun-Re trước, rồi từ từ lan sang các tượng kế bên nhưng lại không bao giờ chiếu đến thần Ptah vì ông là thần bóng tối.

Với yêu cầu tưởng chừng như không thể ấy của nhà vua, các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại vẫn đáp ứng được một cách xuất sắc. Suốt hơn 3.200 năm qua, khuôn mặt của Pharaoh chỉ được Mặt trời chiếu sáng vào đúng ngày 21/2 và 21/10 hàng năm. Còn bức tượng thần Ptah vẫn chìm trong bóng tối suốt ngần ấy năm.

Nguồn: Memphistours

https://afamily.vn/ngoi-den-co-hon-3000-nam-tuoi-kiet-tac-kien-truc-chung-minh-khoi-oc-tuyet-dinh-cua-cac-nha-hien-triet-ai-cap-co-dai-20220617165438278.chn

Theo L.T

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên