Ngôi làng yên bình mang vẻ rực rỡ như buổi chiều tà nhưng ẩn chứa sự thật tàn độc nhiều năm chưa gột rửa hết được
Đã 45 năm trôi qua kể từ khi bị tàn phá bởi những tham vọng về lợi nhuận và kinh tế, Geamana, vùng đất dù hùng vĩ là thế nhưng cũng mãi không thể tự vực dậy được. Sự ghê gớm của hóa chất và rác thải đã vĩnh viễn chôn vùi "cô gái sơn cước" đẹp đẽ năm nào.
- 31-10-2023Diện váy cưới trăm triệu đồng trong ngày hạnh phúc, đây là biểu cảm của nữ MC quyến rũ nhất làng game
- 18-10-2023Biệt thự cao cấp của "chị đại" làng mẫu Thái Lan: Để nghỉ dưỡng khi về hưu nhưng thích quá ở luôn, view đỉnh chóp
- 18-10-2023Bí ẩn 'ngôi làng tóc bạc' ở Trung Quốc: Chuyên gia đến điều tra cũng bạc đầu theo
Những ngọn đồi cao mang hơi thở hùng vĩ, những thung lũng đẹp tuyệt vời mà bất cứ kẻ du hành nào cũng muốn đặt chân đến, và cả những cuộc gặp gỡ không hẹn trước với động vật hoang dã.
Đó là tất cả những gì mà người ta còn luyến tiếc về ngôi làng Geamana xinh đẹp của xứ sở thần tiên Romania.
Thiên nhiên đã ưu ái nơi đây nhiều hơn bất cứ vùng đất nào, vậy mà con người lại không trân trọng sự ưu ái đó.
Con số và bài toán kinh tế đã khiến người ta sẵn sàng "khai tử" một vùng đất để giờ đây khi nhắc đến Geamana, chỉ còn là một ngôi làng hoang tàn phủ đầy sự ô nhiễm đến đáng sợ.
Sự đánh đổi không công bằng?
Geamana không chỉ đẹp mà nó còn cất giữ trong mình một mỏ đồng khổng lồ - mỏ đồng Rosia Poieni nằm trên dãy núi Apuseni. Đây được coi là nơi có trữ lượng đồng lớn nhất Romania (chiếm khoảng 65% tổng lượng đồng của cả quốc gia này). Thế nhưng, đây cũng là nguyên nhân khiến nó trở thành một "miếng bánh béo bở" bị con người nhòm ngó.
Năm 1977, người ta đã quyết định tiến hành khai thác mỏ Rosia Poieni. Chỉ trong vòng một năm, dự án được triển khai với tốc độ khẩn trương, hơn 1.000 dân sinh sống nơi đây đã được sơ tán.
Ở thời điểm đó, việc khai thác đạt công suất khoảng 11.000 tấn đồng mỗi năm. Về mặt lợi nhuận, đây là con số khổng lồ mà bất cứ nhà làm kinh tế nào cũng phấn khởi. Thế nhưng, để đánh đổi, cả một mảnh đất thiên nhiên tươi đẹp đã phải hi sinh.
Hơn 400 mái nhà dần dần bị thay thế bởi một hồ nước nhân tạo với chức năng chính là bể chứa bùn thải từ quá trình khai thác mỏ. Ngày qua ngày, hồ nước đó càng trở nên rộng hơn, "nuốt chửng" tất cả mọi thứ của Geamana, để lại khung cảnh hoang tàn và u ám, nuối tiếc đến đau lòng.
Chỉ còn là tiếc nuối
Hồ nước khổng lồ màu cam, đỏ, vàng khiến khung cảnh Geamana trở nên rực rỡ như buổi chiều tà. Với những người chưa biết sự thật, có lẽ phải thốt lên cảnh đẹp như tranh vẽ.
Thế nhưng nó lại chứa đầy chất hóa học độc hại, trong đó có cả xianua. Mỗi năm, độ cao của lớp bùn trong lòng hồ tăng thêm khoảng 1 mét. Hàng trăm hộ gia đình, trường học, vườn tược, thậm chí cả nghĩa trang, giờ đây đang bị bao phủ bởi nước thải độc hại.
Lấp ló trên mặt bùn và dòng nước không biết chảy về đâu, người ta nhìn thấy mái chóp của một nơi thiêng liêng, nơi từng là chốn tụ tập của những người dân sinh sống nơi đây - nhà thờ địa phương.
Từ những hố thấp nhất đến những đỉnh cao nhất, nước bị ô nhiễm nặng, làn nước độc hại ấy nhuốm màu lên cả không khí, phủ trên những mái nhà, trên những ngọn cây cao nhất, và trên ký ức về Geamana.
Lấp ló trên mặt bùn và dòng nước không biết chảy về đâu, người ta nhìn thấy mái chóp của một nơi thiêng liêng, nơi từng là chốn tụ tập của những người dân sinh sống nơi đây - nhà thờ địa phương. Một ngày nào đó, phần mái nhà thờ này cũng có thể biến mất. Nhưng cho đến ngày nay, nó vẫn là bằng chứng duy nhất cho thấy, dưới lớp bùn độc này từng có một ngôi làng xinh đẹp tên là Geamana.
Để có thể tiến hành khai thác mỏ Rosia, người ta đã "vẽ" ra một lời hứa về cuộc sống tốt đẹp hơn và giàu có hơn cho những người dân của Geamana, và họ đã thỏa hiệp trước lời hứa ấy.
Tuy nhiên, thay vì có nơi ở mới cách đó chỉ 7km, họ đã phải di chuyển quãng đường 100 km cùng với một số tiền nhỏ hơn nhiều so với "lời hứa" để bắt đầu cuộc sống mới. Việc này đã tạo nên một sự phẫn nộ rất lớn đối với những người dân làng Geamana xưa cũ.
Nguồn: ZME Science
Trí Thức Trẻ