Ngôi nhà 5 tầng "nằm chắn" giữa đường ở Trung Quốc: Sau 4 năm thuyết phục mới chịu di dời, nguyên nhân đằng sau khiến nhiều người ngao ngán
Vào năm 2012, trên con đường mới xây phía trước nhà ga ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có một tòa nhà 5 tầng sừng sững nằm ở giữa, cản trở lối đi của người dân. Căn nhà này được mệnh danh là "căn nhà đinh" cứng đầu nhất khu vực này. Vì không hài lòng với mức bồi thường 375 NDT/m2 trong kế hoạch đền bù, gia chủ là gia đình ông La Bảo Căn đã kiên quyết sống ở đây hơn 4 năm cho đến khi chấp nhận di dời vào năm 2016.
- 29-12-2022Người Do Thái giàu có bậc nhất vì họ 'lăn xả' để kiếm tiền: Tha phương để làm 'doanh nhân thế giới', khai thác triệt để 2 thứ để làm giàu
- 29-12-2022Nghề đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản: Công việc duy nhất là đẩy hành khách vào tàu ngầm, một năm thu nhập không dưới 800 triệu đồng
- 29-12-2022Influencer - người có ảnh hưởng: Nghề trong mơ với người thích tự do nhưng có khi phải đánh đổi cả bình yên của bản thân
- 28-12-2022Nhìn lại năm cũ và chuẩn bị cho một năm mới cân bằng và bình an
Ngôi nhà "cứng đầu" nhất Chiết Giang
Gia đình ông La Bảo Căn sống ở làng Hạ Dương Trương, thị trấn Đại Khê, thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang. Ngôi nhà 5 tầng này chính là tài sản mà 2 vợ chồng ông cùng con trai tích góp, xây nên để an hưởng tuổi già. Tổng chi phí là 500.000 NDT trong đó có 100.000 NDT được gia đình ông La vay mượn thêm từ họ hàng xung quanh. Vào năm 2001, ngôi nhà cuối cùng đã hoàn thành và được bàn giao cho vợ chồng ông La.
Sở dĩ, gia đình ông xây tòa nhà nhiều tầng như vậy là vì ông hy vọng sau này con trai lấy vợ sẽ về chung sống cùng cha mẹ. Cuối năm 2008, khi con trai lập gia đình thì gia đình ông được tin khu vực đang sinh sống sắp bị giải tỏa để thực hiện dự án khởi công nhà ga Wenling.
Nghe được tin này, ông La cũng khá vui mừng vì tin rằng việc này sẽ mang lại cho ông một khoản tiền bồi thường cao hơn so với giá trị của căn nhà đang ở. Sau khi đến thẩm định, cán bộ xem qua sổ sách liền phát hiện ra diện tích thực tế của căn nhà lớn hơn nhiều so với diện tích 4 tầng ban đầu khi ông xây thêm một tầng nữa ở trên. Tuy nhiên, họ cho biết rằng tiền đền bù còn tùy theo khu vực và tình hình thực tế. Xét theo đó, căn nhà mà gia đình ông La chỉ được bồi thường 280.000 NDT.
Gia đình La Bảo Căn không hài lòng về khoản đền bù này. Ông cho rằng, nhà ông nhiều tầng như vậy, không thể nhận số tiền bằng với những gia đình khác. Do đó, ông từ chối việc di dời đi nơi khác mà kiên quyết ở lại.
Trước tình huống này, phía bên chính quyền và chủ thầu cũng rất bất lực bởi họ đã làm đúng quy định về việc đền bù. Không còn cách nào khác, họ muốn gia đình ông La đưa ra những điều kiện mà ông cho là hợp lý. Theo đó, ông La cho rằng khoản bồi thường 280.000 NDT là quá ít và muốn tăng mức bồi thường lên hoặc cấp cho gia đình ông một ngôi nhà tương tự nhà cũ.
Dẫu vậy, đề nghị này của La Bảo Căn không được chấp thuận vì điều này sẽ không công bằng cho những người dân khác. Cứ như thế, trong nhiều tháng liền, phía chính quyền và chủ thầu liên tục cử người tới thương lượng và đề xuất những phương án giải quyết khác nhưng đều không được gia đình ông La chấp thuận.
Cuối cùng, khi ngày khởi công đến gần, cảm thấy không thể lùi tiến độ vì một gia đình nên chủ thầu quyết định cho đội xây dựng phá dỡ các hộ gia đình xung quanh trước. Họ vẫn đảm bảo vấn đề điện nước cho gia đình ông La và tiết lộ: "Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề này cuối cùng có thể được giải quyết một cách thoải mái thông qua đàm phán. Sẽ không có tình trạng cắt điện, nước và cưỡng chế phá dỡ xảy ra."
Mãi cho đến khi nhà ga Wenling được hoàn thành và đưa vào sử dụng, các cơ quan liên quan đã cử người đến thương thảo với gia đình La Bảo Căn nhưng vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu. Cứ như thế, căn nhà 5 tầng của gia đình ông La đứng sừng sững giữa đường trong nhiều năm liền, vừa cản trở giao thông, cũng vừa gây ra nhiều phiền phức cho chính gia đình của mình. Những người hàng xóm từng sống cạnh cũng hết lời khuyên nhủ nhưng chẳng thể lay chuyển được quyết định của cặp vợ chồng 60 tuổi.
Sự thật đằng sau sự kiên quyết của gia chủ
Khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về "hộ gia đình quyền lực nhất ở Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang", gia đình ông La được chú ý hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây không phải là điều ông mong muốn: "Chúng tôi hoàn toàn không phải là 'nhà đinh', và chúng tôi cũng không muốn trở thành 'nhà đinh'."
Theo ông La Bảo Căn, khi xây dựng ngôi nhà, gia đình ông đã tiêu tốn hơn 600.000 NDT. Số tiền này là do ông và con trai gom góp, cùng với tiền vay mượn từ họ hàng. Đã gần 10 năm kể từ khi xây dựng, giờ đây chi phí đắt đỏ nên ông không thể xây được ngôi nhà tương tự với chi phí 600.000 NDT nữa. Tuy nhiên, gia đình ông chỉ nhận được khoản đền bù 280.000 NDT. Số tiền này quá ít so với con số ông mong muốn. Hơn nữa, hiện tại gia đình ông La cũng đang gặp khó khăn, nên việc chuyển đi lại càng trở nên bất khả thi hơn.
Chia sẻ với phóng viên, ông La cho biết ông nhận thức rõ việc làm của gia đình mình là đang làm ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng đất nước và lấy làm xấu hổ vì điều đó. Tuy nhiên, ông không có sự lựa chọn nào khác.
Sau khi nhận ra vấn đề, chính quyền thành phố Ôn Lĩnh đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về trường hợp của gia đình ông La Bảo Căn. Theo đó, họ đưa ra phương án ngoài khoản bồi thường 280.000 NDT, gia đình ông La còn có thể chọn thêm 1 trong 2 phương án khác: Một là ông được phân bổ ba căn nhà kiểu chung cư với tổng giá trị 2,5 triệu NDT; Hai là chia nền với diện tích của hai căn nhà, dù bán nền cũng có thể kiếm được khoảng 1 triệu NDT.
Tuy nhiên ông La vẫn lắc đầu và nói chỉ muốn có một căn nhà 5 tầng như ngôi nhà hiện tại. Các cán bộ trong thôn không ngừng phân tích cho ông rằng bất kể chọn phương án nào thì giá trị cuối cùng mà gia đình ông nhận được vẫn sẽ cao hơn giá trị ngôi nhà ban đầu. Thế nhưng không ai có thể thuyết phục cặp vợ chồng 60 tuổi.
Thỏa thuận cuối cùng
Vào đầu tháng 12 năm 2012, một nhóm người đã lái một chiếc xe tải lớn và một chiếc máy xúc đến bên đường nhà ông La và bắt đầu công việc phá dỡ "ngôi nhà đinh tốt nhất" này. Ông La cho biết: "Chúng tôi chịu quá nhiều áp lực vì có nhiều người đến nhà chúng tôi mỗi ngày." Do đó, cuối cùng cặp vợ chồng 60 tuổi này cuối cùng đã đồng ý phá dỡ.
Theo đó, vì ở gần sân ga nên mỗi ngày nên gia đình ông La gặp không ít rắc rối. Tiếng còi tàu ầm ĩ từ sáng đến tối làm cả nhà trằn trọc không yên. Thêm nữa, việc có quá nhiều khách đi tàu đi qua đi lại trước ngôi nhà khiến không gian riêng tư của gia đình ông cũng không còn. Liên tục có người tò mò đến tham quan gây phiền toái cho cuộc sống của họ.
Trong khoảng thời gian này, các đơn vị liên quan cũng đã đến gặp họ hai lần, điều kiện chưa từng thay đổi. Không thể chấp nhận cảnh sống với nhiều rắc rối, lần này ông La Bảo Căn chấp nhận đề nghị, chọn bồi thường 280.000 NDT và chọn tiếp phương án thứ 2 đi kèm.
Sau khi đồng ý với các điều kiện, La Bảo Căn không định bán 2 ngôi nhà mà lên kế hoạch xây nhà trên một trong 2 mảnh đất. Ông cho biết: "Hơn 200.000 nhân dân tệ là có thể xây được một ngôi nhà hai tầng", ông La cho biết.
Thể thao văn hóa