Ngồi phòng chờ hạng thương gia gọi điện bằng loa ngoài oang oang gần chục phút: Nhiều người bất bình nhưng ngại góp ý
Giữa không gian chung tĩnh lặng, những tiếng ồn từ việc gọi video bằng loa ngoài khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
- 25-02-2023Hành khách hạng thương gia đứng hình vì bữa ăn trên máy bay Nhật Bản
- 03-02-2023Mẹ trả lời thế nào khi con hỏi 'Chúng ta không được bay hạng thương gia vì nghèo ạ?'
- 24-06-2022Trả hơn 100 triệu đồng ngồi hạng thương gia, hành khách “nổi đoá” vì phần ăn bé bằng đúng chiếc thẻ tín dụng
Quy tắc ứng xử nơi công cộng vốn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Nó đặc biệt gì trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày có khá nhiều chuyện tế nhị khó nói và không phải cứ nói là giải quyết được ngay. Đó là những điều không ai quy định chúng ta buộc phải cư xử thế nào cho đúng, nhưng nếu một khi phạm vào, sẽ gây ra khó chịu cho những người xung quanh, chuốc bực vào bản thân.
Một số quy tắc bất thành văn trong ứng xử nơi công cộng có thể kể đến như: Xếp hàng đợi mua cafe, nhường ghế khi lên xe buýt, đi nhẹ nói khẽ ở chốn yên tĩnh....
Và mới đây nhất, câu chuyện về người đàn ông ngồi trong phòng chờ lên máy bay gọi điện thoại mở loa ngoài nói hàng chục phút khiến người xung quanh cau màu lắc đầu, cũng đã khiến netizen nghiên túc thảo luận về chủ đề: Nên làm gì với những trường hợp nói chuyện to đến mức mất lịch sự ở nơi công cộng?
Giao tiếp là quyền cá nhân nhưng ảnh hưởng đến người khác là mất lịch sự
Chị Giang đang ngồi trong phòng lounge (phòng chờ dành cho khách bay hạng thương gia), thì xuất hiện một người đàn ông gọi video call hàng chục phút với âm lượng rất to, phá vỡ không khí tĩnh lặng trong phòng chờ.
Chị Giang vốn được biết đến với nickname Jang Kều (tên thật là Phạm Thị Hương Giang, người sáng lập Quỹ Sống).
“Tôi và hàng loạt người trong phòng chờ bực bội và khó chịu vì phải chịu đựng hành động mất lịch sự, không tôn trọng ai của người đàn ông này. Và có hàng chục lần như thế tôi đã chứng kiến ở các phòng lounge của các hãng hàng không, ngân hàng… những nơi tưởng chừng dành cho khách “VIP”, chị Giang bày tỏ.
Chị Giang cho biết đã phải nhờ nhân viên trong phòng chờ ra nhắc nhở người đàn ông kia. “Vì mình nhắc chỉ được 1 trường hợp và đôi khi có thể mâu thuẫn khi người ta đang “cơn say nói chuyện” hay “thể hiện” với người khác. Ai cũng có quyền giao tiếp nhưng cần có trách nhiệm tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh. Đây cũng là một loại ô nhiễm tiếng ồn”, chị Giang nói.
Được biết, đây là lần thứ 3 chị Giang lên tiếng vì vấn đề này. Chị Giang cũng bày tỏ cần có quy định cấm việc gọi video call bằng loa ngoài tại phòng lounge hay một số không gian chung vốn cần sự yên tĩnh để mọi người hiểu và tuân thủ tối thiểu phép lịch sự. Bên cạnh đó, nên nhờ nhân viên hoặc người quản lý tới nhắc nhở, phân tích một cách đúng mực để họ có thể hiểu vấn đề.
“Có thể đặt một cái biển nhỏ ở cửa ra vào hoặc thậm chí ngay trên bàn để mọi người chú ý hơn. Song song có thể nêu lên MXH để mọi người cùng có thể thảo luận về vấn đề này. Nhưng tuyệt đối nên lịch sự phân tích vấn đề”, chị Giang đề xuất giải pháp hạn chế tiếng ồn ở nơi công cộng.
Nhắc nhở cũng cần khéo léo, ôn hoà
Câu chuyện này đã thu hút khá nhiều người tham gia chia sẻ trải nghiệm của mình. Hầu hết, ai cũng từng gặp những người nói điện thoại với âm lượng to hết cỡ ở nơi công cộng, khi thì trong quán cafe, lúc thì trong thang máy, có khi là ở trên xe khách đường dài.
Đa số ý kiến cho rằng cảm quan ban đầu là rất khó chịu với những người này nhưng nếu có cách góp ý, nhắc nhở nhẹ nhàng đối phương sẽ lập tức điều chỉnh âm lượng cuộc nói chuyện. Bởi lẽ, việc nói to khá nhiều người mắc phải và vừa nói no vừa mở loa ngoài là do thói quen hình thành từ khi ở nhà chưa điều chỉnh ngay được khi ra đường, nên mới vô ý làm phiền người xung quanh.
Mặt khác, một số người lớn tuổi không biết cách sử dụng tai nghe nên vô tình tạo ra tiếng ồn. Hoặc cũng có những trường hợp gặp vấn đề trong việc lắng nghe, họ cần để âm lượng ở mức lớn mới có thể trò chuyện. Trong những trường hợp như vậy, người bị làm phiền bởi tiếng ồn cũng cần có hướng nhắc nhở khéo léo, ôn hoà và trên hết là đi đến hướng giải quyết vấn đề để trả lại sự yên tĩnh cho không gian chung.
Minh Hải chia sẻ câu chuyện của mình: "Tôi từng rất sợ gặp những người video call rồi nói to hết cỡ trên những chuyến xe khách đường dài. Không cần phải video call, nơi công cộng ai cũng cần phải kiềm chế giọng nói và âm lượng, chỉ vừa đủ nghe, không nói chuyện, cười giỡn, mở nhạc trên điện thoại lớn tiếng làm phiền người khác.
Khi gặp những trường hợp như thế này thường tôi sẽ ra nhắc nhở trực tiếp bằng thái độ ôn hòa nhỏ nhẹ với người đó. Thường thì với thái độ như vậy họ đều hợp tác ngay, rất ít trường hợp bất hợp tác. Tôi thấy rất nhiều người bất bình trong trường hợp này nhưng ngại góp ý trực tiếp và cứ phải tiếp tục chịu đựng”.
"Quan điểm của mình cũng không quá đồng tình với việc gọi điện bật loa ngoài hay làm bất cứ điều gì gây tiếng ồn chung. Có một số tình huống mình ngại nhắc nhở vì dù sao họ cũng đang nói chuyện nên mình thường tránh đi chỗ khác. Tuy nhiên, cũng có lúc phù hợp thì mình sẽ nhắc nhở họ giảm âm lượng, tuỳ trường hợp để ứng xử, nói tẩy chay thì cũng nặng lời, chỉ hi vọng mọi người nhẹ nhàng góp ý và dần dần thay đổi vì đôi khi họ vô tình thôi”, Thục Hạnh chia sẻ về góc nhìn của mình với chuyện tiếng ồn nơi công công.
Thể thao & Văn hóa