Ngừng sử dụng mạng xã hội trong 7 ngày và đây là những gì tôi đã học được
Mạng xã hội ngày nay đang trở nên vô cùng phổ biến. Nó đã thay đổi rất nhiều cuộc sống của chúng ta, nhưng liệu điều đó có thực sự tốt?
- 27-03-2017Làm việc càng ít càng hiệu quả và thành công? Cứ nhìn Charles Darwin thì biết
- 26-03-2017Thói quen tai hại, ai cũng từng nghe qua nhưng vẫn mắc phải
- 25-03-2017Phong cách sống đáng để bạn học hỏi từ những người giàu có, thành công
Tính đến tháng 1/2017, có khoảng 60 triệu người dùng phương tiện truyền thông xã hội tại Philipines. Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 241 triệu người sử dụng Facebook tính đến năm 2016. Mặc dù chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào về việc con người ngày nay nghiện mạng xã hội, nhưng hãy nhìn vào cách chúng ta sinh hoạt và làm việc hàng ngày, những người luôn luôn cúi đầu xuống với chiếc điện thoại trên tay dù là đang làm việc, trong bữa ăn hay trong cuộc gặp gỡ với bạn bè. Mạng xã hội chắc chắn đã thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội ngày nay đem lại cho con người. Nó giúp chúng ta kết nối, mở rộng mối quan hệ, liên lạc, giải trí và thậm chí cả kiếm tiền nữa.
Thế nhưng, việc quá lạm dụng mạng xã hội, như một số lượng không nhỏ người hiện nay mắc phải, lại mang đến những tác hại không mong muốn.
Theo nghiên cứu, các phương tiện truyền thông xã hội có thể gây ra cảm giác cô lập, nguy cơ trầm cảm, xao lãng mục tiêu cá nhân, giết chết sự sáng tạo, giảm tương tác giữa người với người và rất nhiều tác hại khác đối với sức khỏe.
Tác giả Marissa Levin từng chia sẻ về việc ngừng sử dụng mạng xã hội đã đem đến cho cô những lợi ích cuộc sống rằng: “Năng suất của tôi đã tăng vọt. Tôi đã có thêm rất nhiều thời gian để làm việc, do đó, doanh thu cũng tăng lên”.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện của Marissa Levin, tôi đã quyết định sẽ ngừng sử dụng mạng xã hội trong vòng 7 ngày.
Tôi đã ngừng sử dụng tất cả các tài khoản mạng xã hội của mình trong vòng 7 ngày, kể cả cuối tuần, bao gồm Facebook, Instagram và Youtube. Tôi vẫn giữ lại ứng dụng Messenger để liên lạc với người thân, trao đổi công việc và lưu giữ tài liệu. Và dưới đây là một số trích đoạn trong nhật ký của tôi.
Ngày 1:
Tôi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thật sự muốn kiểm tra Facebook. Tôi cứ muốn làm như vậy mỗi khi có thời gian rảnh.
Đã là 2h40 phút sáng, tôi chưa ngủ nhưng cũng không có gì để làm cả.
Ngày 4:
Tôi cảm thấy mình dường như đã quên được mạng xã hội một chút. Tôi chưa thực sự có thể ngủ sớm hơn, nhưng không còn cảm thấy khó chịu hay “nhớ” chúng mỗi sáng thức dậy nữa.
Ngày 5:
Tôi đã tham dự một đám cưới vào hôm thứ 7 và hôm nay tôi sẽ đi ăn tối với gia đình. Anh họ của tôi đã đăng những bức ảnh về đám cưới và cùng mọi người “comment” về nó, nhưng tôi không còn cảm thấy tò mò về những gì họ đang chia sẻ.
Ngày 7:
Tôi thực sự phấn khích khi có thể quay trở lại sử dụng Facebook, tôi kiểm tra và nhận thấy mình chỉ bỏ lỡ vài cuộc nói chuyện với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, tôi thấy rằng, tôi đã tập trung vào công việc hơn rất nhiều và hoàn thành nó tốt hơn. Tôi đã không còn trì hoãn bản thân nữa.
Nghiên cứu của Đại học California cho thấy, khi bị gián đoạn bởi mạng xã hội, mỗi người thường mất trung bình 23 phút 15 giây để quay trở lại công việc của họ.
Đối với bản thân tôi, sau thử thách 7 ngày không sử dụng mạng xã hội, tôi cảm thấy mình có nhiều thời gian và không gian hơn để ấp ủ ý tưởng, quá trình làm việc cũng tập trung và đạt năng suất hơn. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi không còn giết thời gian bằng việc lướt web nữa, mà thay vào đó là tìm một việc làm gì đó bổ ích để lấp đầy thời gian.
Sự bùng nổ của mạng xã hội làm thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, nhưng cách sử dụng chúng sao cho khôn ngoan và mang lại nhiều lợi ích là do chính bạn quyết định và hành động.