#Ngưngảotưởng: Nếu nghĩ ai cũng làm vì tiền, khởi nghiệp sướng hơn làm thuê, thì sớm hay muộn startup của bạn cũng thất bại
Cựu nhân viên ở IBM đã chia sẻ những bí quyết giúp anh này khởi nghiệp thành công với Consumer Affairs.
- 07-02-2017Nhờ bị ong đốt, cô bé 12 tuổi đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp và trở nên giàu có đến không ngờ
- 03-01-2017Chàng trai 24 tuổi vừa khởi nghiệp vừa du lịch: Tuổi trẻ đừng lựa chọn ổn định
- 16-12-2016Những chia sẻ "thấm thía tận xương tuỷ" về khởi nghiệp và thành công lần đầu được tỷ phú Richard Branson tiết lộ
- 13-12-2016Bài học khởi nghiệp xương máu từ tỷ phú Jack Ma
- 05-12-2016Làm thế nào để biến đam mê thành khởi nghiệp? 8 gạch đầu dòng này sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất!
Sau khi đã quá mệt mỏi với thời gian làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ở IBM, tôi bắt đầu muốn được tự do hơn và mong ước về một tương lai tươi sáng khi tự mình làm chủ.
Tôi đã nghĩ rằng bản thân sẽ tự do kiểm soát thời gian làm việc của chính mình mà không cần phải phụ thuộc vào bất kì ai. Giống như nhiều người, tôi thực sự bị choáng ngợp bởi suy nghĩ có phần chủ quan đó.
Tới khi bắt tay vào startup rồi, tôi mới nhận ra, thực chất tôi chẳng biết gì cả.
Tôi khuyên bạn hãy sớm tỉnh giấc khỏi "giấc mộng" đó và thay đổi ngay những quan điểm này nếu quyết tâm thành công. Chúng có thể không hoàn toàn chính xác với mọi trường hợp nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của bạn khi làm chủ doanh nghiệp.
1. Mọi nhân viên đều làm việc vì tiền?
Đó là một suy nghĩ cực kì tiêu cực mà nhiều gặp phải. Theo khảo sát của Glassdoor, 64% người trẻ sẽ chọn công việc mang lại thu 40.000 USD mà họ thích so với một công việc nhàm chán có mức lương 100.000 USD.
Tôi cũng đã tự mình nghiên cứu để có thể hiểu tâm lý các nhân viên về lý do tại sao, động cơ nào để họ lựa chọn và thực hiện các công việc hằng ngày. Và trong đó tôi biết được, không phải mọi việc đều liên quan đến tiền bạc.
Chúng tôi luôn tìm được cách cải thiện doanh số và tăng trưởng. Nhờ có những thách thức, tôi và họ cùng bắt tay giải quyết và tự tin bước đi tiếp trên con đường dẫn đến thành công vì tôi biết, tôi không thể đạt được những điều đó một mình.
Đó là cách để truyền cảm hứng cho nhân viên. Nhớ rằng không chỉ có mức lương mới hấp dẫn được người giỏi. Một công ty có kế hoạch, phương hướng tốt, giờ giấc làm việc phù hợp, môi trường làm việc hấp dẫn kèm theo những phúc lợi tuyệt vời hoàn toàn có thể giúp những nhân viên của bạn phát huy hết tài năng trong lĩnh vực họ đảm nhiệm.
2. Khởi nghiệp sẽ tốt hơn đi làm?
Hãy suy nghĩ lại đi, đây là những điều mà khi khởi nghiệp bạn có mơ cũng không được. Bạn có thể rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều và không phải suy nghĩ gì nữa về công việc cho đến sáng hôm sau.
Còn đối với một người muốn khởi nghiệp, công việc dường như đã "ngấm vào máu", chúng ta sẽ mang công việc đi bất cứ đâu, từ nhà đến công ty hay đến cả những bữa ăn tối.
ConsumerAffairs của chúng tôi đang có khoảng 200 nhân viên, áp lực về phong cách làm việc và sống của họ đổ dồn lên tôi. Tôi không thể rời văn phòng nếu họ vẫn còn đang say sưa cống hiến cho công việc, trách nhiệm của một người dẫn đầu thực sự rất lớn.
3. Khởi nghiệp thì phải "gặp thời"?
Các bạn nên biết ConsumerAffairs không tự nhiên mà luôn năng nổ hoạt động và liên tục tăng trưởng. Đó là nhờ sự chỉ đạo từ trên xuống theo quyết định của tôi. Tôi luôn luôn suy nghĩ về phía trước để tìm ra những gì công ty chúng tôi cần, dựa trên những rủi ro có thể xảy ra nhờ đó mà chuẩn bị sẵn phương hướng hay kế hoạch, như vậy mới tiến bộ được.
Thực chất, không chỉ mình tôi có cách lãnh đạo như thế này. Có tới khoảng 88% CEO lưu ý tới những mối đe dọa về công nghệ cao, 78% số người lãnh đạo lại để tâm tới sự thay đổi chóng mặt của công nghệ mà lấy đó để phát triển. Đối mặt với hàng trăm thứ vấn đề phía trước, mọi CEO nếu muốn tồn tại đều phải "tự thân vận động", giữ vững lập trường và luôn tìm kiếm những cơ hội nhằm giúp doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa.
4. Tiền là vua?
Chúng ta không thể phủ nhận "uy lực" của đồng tiền trong thời buổi hiện tại, đặc biệt là khi chúng ta đang vận hành một doanh nghiệp. Nhưng nên nhớ "khách hàng mới là thượng đế".
Tại ConsumerAffairs, chúng tôi phục vụ 7 triệu khách hàng một tháng, họ thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để tìm kiếm những đánh giá và thông tin của các hãng nổi tiếng. Lượng truy cập liên tục như vậy, đồng nghĩa với việc chúng tôi phải luôn cập nhật, cung cấp những thông tin cần thiết để khách hàng có thể chọn mua được những vật dụng vừa ý nhất.
5. Học ngành kinh doanh là con đường duy nhất để khởi nghiệp?
Vậy hãy giải thích cho tôi vì sao Microsoft của Bill Gates, Oracle của Larry Ellison và Google của Larry Page vẫn thành công vang dội như vậy? Kể cả tôi nữa, chúng tôi đều học ngành kỹ thuật. Theo nhiều khảo sát, số lượng các CEO và các nhà sáng lập có xuất thân từ kỹ thuật nhiều hơn gấp 3 lần với những người có bằng MBA.
Một văn bằng về kỹ thuật có thể sẽ là tiền đề hoàn hảo để khởi nghiệp, vì thực chất nó mang lại khả năng giải quyết vấn đề thiết thực cho cuộc sống. Tấm bằng MBA hoặc một trường dạy kinh doanh có thể sẽ giúp ích khi khởi nghiệp, nhưng nó sẽ không thể trở thành điều kiện duy nhất để tiến tới thành công.
6. Hoàn toàn tự chủ được thời gian?
Điều này chỉ xảy ra trong mơ. Thời gian trong 1 ngày đối với tôi dường như không đủ. Tương tự các CEO nổi tiếng như Elon Musk và Mark Zuckerberg, dù đã có kế hoạch để quản lý thời gian sao cho hợp lý, nhưng vì cuộc sống không dừng lại, nên nếu bạn ngơi nghỉ suy nghĩ về doanh nghiệp của mình 1 chút, nó sẽ thụt lùi.
Đó là lý do tại sao nhiều CEO đang gặp vấn đề về khoản giao tiếp, kể cả với gia đình họ. Chúng tôi, những CEO, đang mang theo cả công ty trên vai suốt 24 giờ "ngắn ngủi" mỗi ngày luôn phải nghĩ: việc gì nên ưu tiên và việc gì nên ủy thác cho người khác, vì thời gian của bạn là có hạn!
Trí thức trẻ