Người cha có 2 TÍNH CÁCH này khiến con lớn lên trong sợ hãi, tự ti – Ám ảnh theo đến suốt đời, khó có thể thay đổi!
Những người cha có 2 tính cách này sẽ khiến con cái hình thành nỗi mặc cảm khó thoát.
- 14-06-2024Người cha nghèo đứng chờ trước cổng trường thi, ngay khi cậu con trai bước ra, ai cũng xúc động chảy nước mắt
- 11-06-2024Gia sản 8 tỷ đồng của người cha quá cố bỗng có “chủ mới”, 4 người con đến đòi lại thì bị tòa án gửi giấy triệu tập
- 15-05-2024Tôi 55 tuổi, có 700 triệu tiền tiết kiệm, lương hưu 10 triệu đồng/tháng, vẫn muốn đi làm để kiếm tiền: Lời nói của người cha 81 tuổi khiến tôi bỏ cuộc!
Nhiều bậc cha mẹ có thắc mắc: Họ thường khuyến khích con mình tự tin nhưng con lại luôn cư xử rụt rè, sợ hãi trước người ngoài. Chẳng hạn, trong lớp, trẻ không bao giờ dám giơ tay phát biểu, thậm chí khi được yêu cầu trả lời câu hỏi; trẻ cũng im lặng khi chơi với các bạn khác; trẻ luôn trốn sau người lớn và không dám chủ động chào hỏi người khác,…
Nếu bạn nhận thấy con mình có những dấu hiệu này, điều đó có nghĩa là trẻ đang đã mất tự tin từ lâu. Theo nghiên cứu tâm lý học, trẻ tự ti có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách của người cha. Những người cha có 2 tính cách này sẽ khiến con cái hình thành nỗi mặc cảm khó thoát. Khi lớn lên, tính cách này sẽ hủy hoại cuộc đời trẻ nếu không được khắc phục.
1. Cha kiểm soát quá mức
Người cha có tính kiểm soát quá mức sẽ theo dõi mọi hành động của con và không cho con quyền đưa ra những lựa chọn độc lập.
Ví dụ, khi làm bài tập về nhà, người cha có thể can thiệp quá mức vào quyết định của trẻ. Trẻ muốn học vẽ trước rồi làm bài tập Toán, Văn, nhưng cha nhất quyết không đồng ý. Ban đầu đó không phải là vấn đề quan trọng, nhưng dần dần, mâu thuẫn giữa đứa trẻ và cha ngày càng lớn. Cuối cùng, khả năng cao là đứa trẻ làm bài tập về nhà với tâm trạng vô cùng bất mãn.
Ngoài ra, những người cha như vậy có thể thường xuyên chỉ trích con cái. Bằng cách này, trẻ không có nhiều quyền đưa ra những lựa chọn độc lập. Theo thời gian, trẻ sẽ nghi ngờ những quyết định của mình, không sẵn sàng tự suy nghĩ, không biết cách giải quyết vấn đề khi gặp phải và dần dần trở nên thiếu tự tin.
Điều nghiêm trọng hơn nữa là một số người cha luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ về con cái mình, kể cả sự nghiệp và hôn nhân… Người cha kiểu này có thể thấy rõ trong bộ phim "The Fighter" ra mắt năm 2010.
Người cha trong phim tên là George. Ông là một võ sĩ quyền anh và có khát khao kiểm soát rất mạnh mẽ. Ông áp đặt những ước mơ chưa thành của mình lên các con trai, buộc con dấn thân, bất chấp mong muốn và khả năng của con.
George cũng cố gắng tác động đến cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ gia đình của các con. Ông tỏ ra hết sức can thiệp và kiểm soát đối với người bạn đờ, bạn bè và các quyết định trong cuộc sống của họ. Ông luôn cố gắng sắp xếp và quyết định cuộc sống của họ.
Ở góc độ tâm lý, việc kiểm soát quá mức sẽ ảnh hưởng toàn diện đến trẻ. Lý thuyết về quyền tự quyết trong tâm lý học tin rằng một người cần đáp ứng 3 nhu cầu về quyền tự chủ, năng lực và mối quan hệ giữa các cá nhân để phát triển tâm trí lành mạnh. Người cha kiểm soát quá mức có thể xâm phạm quyền tự chủ của con, khiến con mất đi ý thức về bản thân và trở nên tự ti, nhạy cảm.
Lý thuyết về năng lực bản thân trong tâm lý học cho rằng một người cha hay chỉ trích có thể làm giảm lòng tự tin vào năng lực bản thân của đứa trẻ, tức là niềm tin có thể hoàn thành được điều gì đó sẽ bị giảm đi. Chẳng hạn, nhiều người cha hay dùng phương pháp giáo dục tiêu cực, khi con họ đạt giải thưởng nào đó, họ sẽ nói: "Rõ ràng con có thể làm tốt hơn, tại sao con không cố gắng hơn nữa?".
Đứa trẻ ban đầu vui vẻ và có cảm giác thành tựu sẽ trở nên thất vọng. Theo thời gian, trẻ cảm thấy rằng chưa làm được điều gì đủ tốt và sẽ trở nên kém cỏi.
2. Người cha không ổn định về mặt cảm xúc
Sự bất ổn về mặt cảm xúc của người cha có thể mang đến tâm lý bất an cho con cái . Những đứa trẻ không biết điều gì sẽ xảy ra với cha vào thời điểm tiếp theo và trở nên rất lo lắng.
Người lớn đôi khi khó nhận ra rằng cảm xúc của họ sẽ được truyền sang con cái. Ví dụ, một người cha đi làm về nhà rất mệt mỏi và gặp phải một số điều không hài lòng ở nơi làm việc, trong lòng cảm thấy chán nản. Sau khi về nhà, tình cờ thấy con làm bài tập không tốt, người cha bỗng tức giận mắng con, thậm chí còn đánh con.
Lúc này, đứa trẻ sẽ sợ hãi trước những cảm xúc quá khích và cực đoan của cha, khiến trẻ có cảm giác bất an. Theo thời gian, kiểu bất an này sẽ khiến trẻ trở nên rất nhạy cảm, hay lo lắng, sợ sệt.
Hãy nghĩ về điều đó từ góc độ của một đứa trẻ. Đôi khi, trẻ không làm điều gì quá đáng, nhưng những gì trẻ nhận được lại là cơn thịnh nộ của cha mình. Điều này khiến đứa trẻ không biết được phản ứng cảm xúc của cha, vì vậy trẻ trở nên thận trọng khi ở nhà.
Tương tự như vậy, khi tiếp xúc với người khác ở bên ngoài, dù người cha không có mặt, đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của cha. Trẻ sẽ quan sát môi trường xung quanh và rất thận trọng vì sợ mình làm điều gì xấu khiến người khác không vui. Theo thời gian, cảm giác tự ti dần lan rộng đến mọi mặt của cuộc sống, khiến trẻ trở nên rụt rè.
Lý thuyết điều tiết cảm xúc trong tâm lý học cho thấy khả năng điều tiết cảm xúc của cha mẹ có tác động quan trọng đến sự phát triển trí tuệ và khả năng quản lý cảm xúc của trẻ. Nhà tâm lý học Daniel Goleman từng nói: Trí tuệ cảm xúc quan trọng hơn IQ.
Có thể thấy từ những điều trên, dù là người cha quá kiểm soát hay người cha không ổn định về mặt cảm xúc đều sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của đứa trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên học cách kiềm chế cảm xúc hợp lý, không mang cảm xúc tiêu cực về nhà cũng như không áp đặt định kiến của mình lên con cái
Theo Toutiao
Đời sống và pháp luật