Người châu Á nghĩ gì về lao động nhập cư?
30% người Singapore tin rằng lao động nhập cư sẽ làm hao tổn nền kinh tế, theo nghiên cứu của ILO và Liên Hợp Quốc. Và hơn 8/10 người Malaysia tin rằng di cư và tội phạm có liên quan đến nhau.
- 18-12-2019Nikkei: Dòng người di cư lên thành phố không có lỗi, hãy tối ưu quá trình đô thị hóa
- 18-12-2019Kinh doanh gia đình: F2 ở Việt Nam có tính cam kết và tham vọng cao, nhưng lại có ít cơ hội để lãnh đạo
Vào ngày 18/12/2000, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và thành viên của gia đình họ. Và ngày này được đánh dấu đây là Ngày di cư quốc tế.
Với số lượng lao động nhập cư ngày càng tăng, việc thể hiện và nhắc lại các quyền cơ bản của người nhập cư đang quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, có 11,6 triệu người là lao động nhập cư, 5,2 triệu người trong số đó là phụ nữ.
Nhiều quốc gia trong khu vực dựa phần lớn vào lao động nhập cư để vận hành nền kinh tế của họ. Những người di cư này gánh vác một lượng lớn công việc, lấp đầy tình trạng thiếu lao động địa phương trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, công việc chăm sóc, dịch vụ và nông nghiệp.
Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế và Phụ nữ Liên Hợp Quốc đã khảo sát 4.099 người từ 18 đến 65 tuổi ở 4 quốc gia là điểm đến di cư hàng đầu: Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Kết quả cho thấy, mặc dù vai trò của người lao động nhập cư là quan trọng, thì cũng tồn tại những suy nghĩ đáng lo ngại trong dư luận.
Chẳng hạn, 30% số người được hỏi ở Singapore và 32% ở Nhật Bản tin rằng "lao động nhập cư sẽ làm hao tổn nền kinh tế, trong khi 40% ở Thái Lan và 47% ở Malaysia cũng đồng ý với nhận định trên. Nghiên cứu cũng cho thấy 51% số người được hỏi ở Nhật Bản, 52% ở Singapore, 77% ở Thái Lan và 83% ở Malaysia cảm thấy rằng di cư và tội phạm có liên quan đến nhau.
Cả hai suy nghĩ này đều không đúng, nhưng sự thật có thể bị xói mòn bởi nỗi sợ hãi, bài ngoại, và phân biệt chủng tộc.
Những người này cũng cho thấy một quan điểm cơ bản rằng lao động nhập cư nên được đối xử khác với lao động bản địa, và phân biệt đối xử không phải là vấn đề. Khi được hỏi liệu phụ nữ lao động nhập cư có nên có mức lương tương đương với phụ nữ quốc tịch làm cùng một công việc hay không, chỉ có 33% ở Malaysia và 38% ở Singapore đồng ý, trong khi gần 2/3 người dân Nhật Bản và Thái Lan đồng ý.
Những giả định và ý tưởng sai lầm này không chỉ làm giảm giá trị bản sắc và đóng góp của người lao động nhập cư, mà còn làm xấu đi điều kiện sống và làm việc - ở một số nơi vốn đã tồi tệ - của họ. ILO cho biết có tồn tại mức độ hỗ trợ công thấp đối với người lao động nhập cư, phân biệt đối xử và chính sách di cư không thuận lợi. Đồng thời phân biệt đối xử dựa trên giới tính khiến phụ nữ nhập cư lao động có nguy cơ bị bạo lực, quấy rối và bóc lột.
Phụ nữ chiếm gần một nửa số lao động nhập cư ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới và phân biệt giới tính vẫn còn tồn thại, biểu hiện ở thái độ, nhận thức và hành vi tiêu cực đối với lao động nữ di cư. Những yếu tố này khiến họ càng khó tiếp cận các quyền lợi di cư chính thống và hợp pháp, ví dụ, với mức lương tương đương với nam giới và quyền nghỉ thai sản. Các biện pháp bảo vệ pháp lý khỏi bạo lực và quấy rối thường bị hạn chế, do các dịch vụ chất lượng được phối hợp để đối phó với các tình huống lạm dụng.
Tuy nhiên, khi nói đến việc bỏ phiếu về các vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ lao động nhập cư, mọi người lại tương đối ủng hộ. Đa số ở mỗi quốc gia được thăm dò cho rằng nữ lao động nhập cư nên có quyền nghỉ thai sản và điều kiện lao động tốt hơn.
Khi được hỏi liệu họ có ủng hộ việc thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn để giảm bạo lực đối với phụ nữ di cư hay không, 67% công chúng ở Nhật Bản đã trả lời tích cực, cũng như 77% ở Singapore, 82% ở Malaysia và 83% ở Thái Lan.
Cho dù có sự ủng hộ từ công chúng, lao động nữ nhập cư vẫn phải đối mặt với những thách thức khi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Một phụ nữ có ý định di cư được phỏng vấn tại Việt Nam đã nói: "Tôi muốn đi nước ngoài làm việc một lần. Tôi muốn đi một lần xem sao, để thay đổi cuộc sống của tôi một chút".
Thật vậy, các tổ chức lao động cần gặp nhiều công nhân nhập cư và nghe kinh nghiệm của họ, hiểu mục tiêu và động lực của họ, cũng như những cuộc đấu tranh và thách thức của họ. Điều quan trọng là khuyến khích sự tương tác nhiều hơn của cộng đồng với người lao động nhập cư - để xây dựng niềm tin, sự hiểu biết và sự quen thuộc với nhau.