Người có gan xấu sẽ hiển thị rõ 4 vấn đề trên đôi bàn tay, mắc trúng 2 cái thì nên đi khám ngay
Ngoài tim thì cơ quan quan trọng nhất của con người chính là lá gan. Vậy bạn đã biết cách nhận diện những dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề hay chưa?
- 22-03-2021Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ có 3 biểu hiện khác lạ lúc đi vệ sinh mà bạn cần chú ý
- 20-03-2021Bác sĩ Đài Loan giảm gần 30kg, đẩy lùi gan nhiễm mỡ nhanh chóng nhờ 3 bí kíp rất đáng học hỏi
- 14-03-2021Nam thanh niên 29 tuổi qua đời vì ung thư gan, bác sĩ tiếc nuối: Nếu làm ít hơn 2 việc, anh ta sẽ không kết thúc ở đó
Gan đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nó chịu trách nhiệm lọc thải và loại bỏ độc tố ra ngoài. Nhưng nếu bàn tay của bạn xuất hiện một trong những hiện tượng sau đây thì nên chủ động đi khám gan ngay.
1. Móng tay xuất hiện đường sọc dọc
Bề mặt của móng tay thường rất mịn và không có vết gồ ghề gì. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện các đường sọc dọc và số lượng ngày càng tăng thì có nghĩa là gan của bạn không được cung cấp đủ máu.
Lúc này, rất có thể chức năng gan đang gặp vấn đề nên móng tay sẽ xuất hiện đường sọc dọc bất thường.
2. Cánh tay nổi đầy gân xanh
Khi nhận thấy cánh tay bỗng nổi đầy gân xanh thì bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề.
3. Ngón tay dùi trống (móng tay tròn bất thường)
Nếu móng tay của bạn dài ra mà lại phát triển theo chiều cong xuống thì điều này có thể cho thấy nguy cơ thiếu oxy trong máu rất cao. Người gặp phải hiện tượng này thường có vấn đề sức khỏe ở vùng gan, hoặc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa và tim bẩm sinh nên hãy thật cảnh giác để phòng bệnh từ sớm.
4. Màu sắc của lòng bàn tay thay đổi
Những người có vấn đề về gan sẽ thấy một vài nốt mẩn đỏ trên vùng da ở giữa ngón cái và ngón út, nếu ấn nhẹ vào thì những nốt đỏ này sẽ biến mất, kèm theo đó là lòng bàn tay cũng có màu đỏ. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem gan của mình có đang bị tổn thương hay không chứ đừng nên tự ý uống thuốc hoặc áp dụng các phương pháp truyền miệng để điều trị.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Pháp luật và bạn đọc