Người có nhịp tim nhanh thường có tuổi thọ ngắn hơn: Bác sĩ chỉ ra dấu hiệu cần gặp bác sĩ sớm
Tăng nhịp tim về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây ra các biến cố tim mạch. Mỗi quả tim có một giới hạn số lần đập và đập càng nhanh tuổi thọ càng giảm.
- 28-04-2021Cùng coi cơm là thực phẩm chính, tại sao người Nhật có tuổi thọ trung bình rất cao so với các nước? Hóa ra là nhờ 3 bí quyết
- 26-04-20216 việc cần phải làm trước tuổi trung niên: Chỉ thiếu 1 việc cũng khó giữ sức khỏe và tuổi thọ
- 23-04-20213 vùng trên cơ thể đừng bỏ qua khi tắm nếu muốn kéo dài tuổi thọ, rất nhiều người không hề biết điều này
Tim đập bao nhiêu là vừa?
Theo bác sĩ Lương Cao Sơn - Phó Trưởng khoa Nội tim mạch, Trưởng Đơn vị Nhịp tim học BV Đại học Y Dược TP.HCM - tần suất tim trung bình từ 60 – 100 nhịp trên phút, trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh, dưới 50 lần/phút là nhịp tim chậm.
Nhịp tim nhanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, đặc biệt nhiều người không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe. Một số trường hợp có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực.
BS Sơn cho biết, những người có nhịp tim nhanh thì tuổi thọ ngắn hơn người có nhịp tim chậm. Tần số tim nhanh là yếu tố không tốt với sức khỏe con người. Tổng số nhịp tim như 1 ngân hàng. Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần và sử dụng nhanh thì nhanh hết.
Nhịp tim nhanh còn nguy hiểm đối với một số người mắc các bệnh lý mạch vành, huyết áp cao.
Ảnh minh họa.
Theo BS Sơn, với người bị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh rất nguy hiểm bởi vì quả tim làm việc nhiều hơn. Trong các khuyến cáo gần đây của cơ quan y tế, việc kiểm soát tần số tim là cần thiết với bệnh nhân bị tăng huyết áp cần phải điều trị.
Với bệnh mạch vành cũng tương tự. Bệnh mạch vành xảy ra do mạch máu nuôi tim tắc nghẽn, nếu tim hoạt động nhanh thì mau mệt hơn. Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành thì nhịp tim trên 70 lần/phút sẽ tăng nguy cơ tai biến. Người bị bệnh mạch vành được khuyến cáo duy trì nhịp tim khoảng 55 lần/phút.
Để kiểm soát nhịp tim, những người bị bệnh tim mạch cần phải sử dụng thuốc. Để chỉ định thuốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh nhân, người nào không có sự ổn định nhịp tim, hồi hộp nhiều, đánh trống ngực nhiều thì sẽ được kiểm soát.
Nhiều người bị bệnh tim mạch sau thời gian điều trị thấy có hiệu quả nên ngưng thuốc, điều này khiến tần số tim có thể tăng thêm, dẫn tới nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc bệnh mạch vành, đột quỵ não ở người tăng huyết áp. Bất cứ khi nào, người bệnh cũng cần nhớ không bỏ thuốc điều trị.
Khi nào nên đi viện?
Theo BS Sơn, các biểu hiện như hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu, xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim là ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều.
Hội tim mạch khuyến cáo tăng nhịp tim có thể dẫn tới biến cố tim mạch.
Ngoài ra, bác sĩ Sơn cũng cho biết nhịp tim rất dễ thay đổi, chỉ cần thiếu máu, sốt, nhiễm trùng là nhịp tim tăng lên, stress cũng làm gia tăng nhịp tim.
Nhiều trường hợp có thể xảy ra tình trạng nhịp tim tăng nhanh khi tập thể thao, vận động gắng sức nhưng đây là phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên nếu nhịp tim nhanh một thời gian dài, không có vận động thì người bệnh cần chú ý tới kiểm tra.
Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được làm điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ.
Ngoài nhịp tim nhanh, người bệnh lưu ý khi có các biểu hiện khó thở, cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu hiện tượng này xuất hiện không tương ứng với mức độ hoạt động thể lực, bạn cần phải đi khám bác sĩ.
Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Bạn cần gọi điện cho bác sĩ và đi khám bệnh ngay lập tức.
Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.
Ngoài ra các biểu hiện như phù mắt cá chân, tím tái da và niêm mạc cũng cần lưu ý. Tím tái thường do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu thay vì là một triệu chứng của bệnh tim mạch.
Doanh nghiệp và tiếp thị