Người có thận khỏe sẽ không có 3 dấu hiệu này trên da: Nếu không có tất cả thì xin chúc mừng!
Khi thận suy yếu, cơ thể sẽ có nhiều tín hiệu cảnh báo, trong đó có các dấu hiệu bất thường trên da.
- 26-03-20241 loại quả ngọt mát nấu thành nước uống là “thuốc bổ thượng hạng”: Hạ đường huyết tựa “insulin tự nhiên”, giúp mát gan, thải độc thận hiệu quả
- 25-03-2024Nấu rau ăn mà quên làm 1 việc, người đàn ông phải chạy thận suốt đời
- 23-03-20241 thứ thêm vào cơm là “insulin tự nhiên” giúp hạ đường huyết, bổ máu, dưỡng thận hiệu quả: Rất sẵn ở Việt Nam
Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là loại bỏ tất cả các chất độc và chất thải ra khỏi máu. Trong trường hợp chức năng thận suy giảm, các độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể và bắt đầu hình thành các triệu chứng trên da.
Theo thông tin từ tờ News Medical, bệnh thận có thể gây ra nhiều rối loạn về da khác nhau. Trên thực tế, khoảng 50-100% bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn cuối có ít nhất một tình trạng về da.
Các dấu hiệu trên da ở người mắc bệnh thận
Khô da
Nhiều người mắc bệnh thận cho biết da của họ bị khô và thô ráp. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng da bị đóng vảy, nứt nẻ, từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Tờ News Medical thông tin, có khoảng 50-75% bệnh nhân chạy thận gặp phải vấn đề này.
Các vết nứt trên da có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn có trong môi trường.
Rối loạn sắc tố da
Trên thực tế, khoảng 25-70% bệnh nhân chạy thận gặp vấn đề về sắc tố da. Các vấn đề này bao gồm:
- Tăng sắc tố da (đặc biệt ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời)
- Da xanh xao (có thể do thiếu máu)
- Da chuyển màu vàng (do sự lắng đọng lipochrome và carotenoid trong da khi chức năng lọc của thận không hiệu quả)
Đặc biệt, nếu thời gian mắc bệnh thận càng lâu, tình trạng phát triển rối loạn sắc tố da càng tăng.
Ngứa da
Một trong những tình trạng da phổ biến nhất liên quan đến bệnh thận là ngứa da. Tờ Medical News Today trích dẫn một đánh giá từ năm 2019 cho thấy, có tới 84% người bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối bị ngứa da. Ở những người chạy thận, tỷ lệ mắc triệu chứng này giảm, nhưng vẫn ở mức 40%.
Cơn ngứa da ở bệnh nhân mắc bệnh thận thường trầm trọng hơn vào ban đêm, khi hoạt động hoặc khi ở trong môi trường nóng bức. Bệnh nhân có thể bị ngứa ở nhiều vùng hoặc chỉ khu trú ở một vùng cụ thể. Các vùng da thường bị ngứa là vùng bụng, đầu, lưng hoặc cánh tay.
Các dấu hiệu thường gặp khác của bệnh thận
Các dấu hiệu của bệnh thận không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể dễ dàng bị bỏ qua vì bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu nhận biết được sớm, việc điều trị sẽ trở nên hiệu quả hơn. Ngoài các dấu hiệu trên da, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khác của bệnh thận:
- Phù chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
- Thay đổi thói quen tiểu tiện, ví dụ như đi tiểu thường xuyên hơn hoặc ít hơn, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
- Nước tiểu có bọt hoặc có máu trong nước tiểu.
- Mệt mỏi kéo dài: Thận giữ vai trò sản xuất một hormone gọi là erythropoietin. Hormone này giúp tạo ra các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Khi thận không hoạt động hiệu quả, cơ thể không sản xuất đủ erythropoietin dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi.
- Đau lưng, đặc biệt vùng thận.
- Buồn nôn, nôn.
- Giảm khả năng tập trung.
- Tăng huyết áp.
Nếu nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, tốt hơn hết bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đời sống & pháp luật