Trám đen được người dân ví như "vàng đen" bởi đem lại giá trị kinh tế cao. Hơn thế nữa, trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Thế nhưng, việc thu hoạch trám đen gặp nhiều khó khăn bởi cây trám có đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét và tán cây rộng. Để có thể thu hoạch được những quả trám, người dân cần phải có sức khỏe dẻo dai, kỹ năng leo trèo và đặc biệt là phải có kỹ thuật tỉa trám để tránh không bị gãy cành quá nhiều, quả trám không bị trầy xước,…
Mỗi lần trước khi thu hoạch trám đen, vợ chồng ông Vĩnh sẽ căng bạt phía dưới để hứng, việc này cũng giúp đỡ công nhặt trám.
Bà Hải nói tiếp: "Trám đen có mùi vị bùi, thơm. Ở đây chúng tôi chế chế biến trám đen bằng cách om chín, sau đó cho vào lọ ngâm ăn dần. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, trám đen có thể chế biến theo nhiều cách như: Kho với thịt lợn, cá,... hoặc có thể ăn với muối vừng, lạc".
Hiện, gia đình ông Thành có hơn 10 cây trám đen nhưng chỉ có 7 cây cho thu hoạch. "Ngoài việc thu hoạch quả trám đen, gia đình tôi còn trồng cây giống để bán. Cây khoảng 2 năm tuổi bán được với giá 1 triệu đồng/cây", ông Thành cho biết.
Link bài gốcLấy link!
https://thanhnienviet.vn/nguoi-dan-bac-giang-tat-bat-thu-hoach-loai-qua-vi-nhu-vang-den-khi-mua-thu-den-nhieu-cay-duoc-danh-dau-vi-ly-do-dac-biet-209242608231927855.htm