Người dân có được chọn vắc xin Covid-19 khi tiêm không?
Theo PGS Phu, do chúng ta chưa có đủ vắc xin Covid-19 nên những người thuộc đối tượng được tiêm nên tiêm các vắc xin đã được Bộ Y tế phân phối và cấp theo địa bàn sinh sống.
- 20-06-2021Vẫn còn nghi ngờ về rủi ro của vắc-xin COVID-19? Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu thật kỹ trước khi tiêm
- 19-06-2021Một bác sĩ đóng góp Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 100 triệu đồng
- 17-06-2021PGS Trần Đắc Phu: Lý do Việt Nam chưa tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi
PGS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp, Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện đã cấp phép cho các loại vắc xin Covid-19 sau: AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer. Trong thời gian tới, Việt Nam có thể sẽ cho phép một số vắc xin khác được nhập khẩu và lưu hành.
Các vắc xin Covid-19 có hiệu quả phòng bệnh khác nhau. Theo báo cáo của các nhà sản xuất cũng như của một số nước, hiệu lực của các vắc xin là từ 60 - 95%.
PGS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp, Bộ Y tế
Hiện nay, do chúng ta chưa có đủ vắc xin nên việc tiêm chủng vẫn đang thực hiện miễn phí và dành cho các đối tượng có nguy cơ cao theo Nghị quyết 21 cũng như cho người dân tại các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM.
Theo PGS Phu, những người thuộc đối tượng được tiêm nên tiêm các vắc xin đã được Bộ Y tế phân phối và cấp theo địa bàn sinh sống.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ tiến tới toàn dân tiêm vaccine và mong muốn của Việt Nam phải tiêm được ít nhất 70% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Có một điều lưu ý là sau tiêm bất cứ loại vắc xin nào đều có thể gặp những phản ứng phụ, gồm phản ứng phụ thông thường, phản ứng sốc phản vệ. Với vắc xin AstraZeneca, tỉ lệ sốc phản vệ, cục máu đông sau tiêm rất hiếm gặp, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Tính đến 16h ngày 20/6, Việt Nam đã thực hiện tiêm tổng cộng 2.422.643 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó, 121.683 người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Riêng trong ngày 20/6, có 60.955 người được tiêm tại 41 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng.
Việc tiêm chủng cũng gặp 1 số trường hợp phản vệ nặng, tuy nhiên hầu hết trường hợp đều được xử trí đúng tại chỗ, người bị phản vệ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, trở lại trạng thái bình thường.
Còn với tác dụng phụ gây huyết khối tắc mạch, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca, tỉ lệ này là từ 1-4 phần triệu. Cụ thể, 1 triệu người tiêm có 1-4 người có biểu hiện rối loạn đông máu thể hiện bằng huyết khối, tắc mạch, giảm tiểu cầu.
Doanh nghiệp và tiếp thị