Người dân Hàn Quốc 'đồng loạt' được trẻ lại 1-2 tuổi, lý do vì sao?
Bắt đầu từ ngày 28/6/2023, toàn bộ người dân Hàn Quốc sẽ 'trẻ lại' ít nhất 1 tuổi.
- 27-06-2023Con gái MC Quyền Linh khoe nhan sắc trong veo và thần thái như 'nàng thơ' khi đi du lịch
- 27-06-20231 năm đương nhiệm bất ổn của Ngọc Châu: Gây tiếc nuối tại Miss Universe, vướng "bão" ồn ào từ chuyện học đến nhan sắc
- 14-06-2023Con gái cựu mẫu Thúy Hạnh khoe nhan sắc trong veo ở tuổi 15
Nhờ việc chính thức sử dụng hệ thống tính tuổi quốc tế và bỏ đi hệ thống tính tuổi truyền thống, người dân Hàn Quốc sắp tới sẽ "trẻ lại" từ 1-2 tuổi.
Cụ thể, kể từ 28/6 năm nay, tất cả các lĩnh vực tư pháp và hành chính trong nước sẽ bắt đầu sử dụng tiêu chuẩn quốc tế (còn gọi là tuổi dương lịch), sau khi Quốc hội Hàn Quốc công bố động thái này vào năm ngoái. Việc này nhằm mục đích giảm sự nhầm lẫn và đi theo các tiêu chuẩn toàn cầu.
Theo các sửa đổi của Đạo luật Dân sự và Đạo luật chung về Hành chính công, nhiều hệ thống tuổi đang sử dụng sẽ được thống nhất theo hệ thống được quốc tế công nhận, trong đó tuổi được tính dựa trên ngày sinh, theo Bộ Pháp chế Chính phủ.
Ở Hàn Quốc, có tới 3 hệ thống tuổi hiện đang được sử dụng.
Theo hệ thống được sử dụng phổ biến nhất gọi là "tuổi Hàn Quốc", một người tròn 1 tuổi vào ngày họ sinh ra (giống với khái niệm tuổi mụ ở Việt Nam) và được thêm một tuổi vào ngày đầu tiên của năm mới. Chẳng hạn, một đứa trẻ sinh vào ngay trước giao thừa sẽ được coi là 2 tuổi ngay sau 12h đêm.
Hệ thống thứ hai là hệ thống được quốc tế công nhận, theo đó tuổi của một người được xác định theo ngày sinh của họ, trong khi đó hệ thống thứ ba cộng thêm một năm vào tuổi của một người vào ngày đầu tiên của năm mới.
Sở dĩ người Hàn Quốc có cách tính tuổi đa dạng như vậy vì nền văn hóa coi trọng thứ bậc liên quan tới tuổi tác. Hiện Hàn Quốc là một trong số rất ít nước tính cả tuổi mụ vào tuổi thật trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
Tiêu chuẩn thống nhất sẽ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực tư pháp và hành chính, nhưng không dành cho mục đích nhập ngũ, tính tuổi hợp pháp để uống rượu hoặc hút thuốc, hoặc tuổi đi học, theo Yonhap. Sở dĩ như vậy vì các loại tuổi trên đều đã được tính theo tuổi quốc tế từ trước.
Hệ thống tuổi thống nhất là một trong những cam kết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Yoon Suk Yeol, với lý do giảm thiểu sự nhầm lẫn và chi phí không đáng có trong hệ thống hiện tại.
"Hệ thống đếm tuổi thống nhất sẽ giảm đáng kể chi phí xã hội phát sinh do sử dụng nhiều hệ thống đếm tuổi cho đến nay", Lee Wan-kyu, Bộ trưởng Pháp chế Chính phủ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 26/6.
Ông Lee trích dẫn thêm các khiếu nại dân sự hoặc các vụ kiện pháp lý tiềm ẩn phát sinh từ sự nhầm lẫn trong cách tính tuổi, chẳng hạn như xác định điều kiện hưởng lương hưu.
Theo một cuộc thăm dò của Hankook Research từ tháng 1 năm 2022, 3/4 người Hàn Quốc muốn thay đổi này diễn ra.
Tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng ở hầu khắp các quốc gia, tính tuổi từ 0 khi sinh và thêm một tuổi vào mỗi ngày sinh nhật.
Với hệ thống tính tuổi mới, một người sinh ngày 29/6/2003 và được coi là 21 theo tiêu chuẩn hiện tại của Hàn Quốc, sẽ còn 19 vào hôm 28/6 với cách tính mới.
"Nhà nước và các cấp địa phương sẽ khuyến khích công dân sử dụng 'tuổi quốc tế' của họ và tiến hành các hoạt động xúc tiến cần thiết cho việc đó", các quan chức cho biết sau khi dự luật được thông qua vào tháng 12, theo CNN.
Dự luật thống nhất tuổi được giới thiệu bởi nhà lập pháp Hwang Ju-hong vào năm 2019.
Phụ nữ Việt Nam