Người đàn ông 72 tuổi dùng cả đời trả học phí: Sau 40 năm khoản nợ trăm triệu gần như còn nguyên, biết áp cách này thì đâu tới nỗi
Hầu hết chúng ta đều từng nợ nần một lần, thậm chí có nhiều người còn coi nợ là động lực để kiếm tiền và giàu có hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những người có thể trả nợ và kiếm ra nhiều tiền cũng có trường hợp vỡ nợ, mãi không thể tất toán.
- 23-02-2023U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề
- 23-02-2023Mẹ 1 con chia sẻ 2 nuối tiếc tài chính của bản thân khi ở tuổi 22
- 22-02-2023Shark Phú từng cô đơn trong chính bữa cơm gia đình nhưng tận dụng căn bếp để dạy 2 con trai: "Tài sản thặng dư của cuộc đời mỗi người là con cái, không phải của cải"
Trường hợp của người đàn ông 72 tuổi ở Mỹ tên Hamilton là một ví dụ điển hình. Hiện tại, bản thân ông cũng lo sợ rằng mình không thể trả nợ nổi dù đã 40 năm trôi qua.
Người đàn ông nợ từ thuở học đại học
Câu chuyện của ông Hamilton khiến nhiều người có cái nhìn kỹ lưỡng hơn về việc vay nợ. Từ năm 1977, ông Hamilton đã quyết định vay một khoản nợ 5.200 USD (gần 124 triệu đồng) để trả học phí khi theo học Cao đẳng Cochise tại bang Arizona, Mỹ.
Đối với nhiều người đây là khoản đầu tư bình thường nhưng trường hợp của cựu quân nhân Hamilton thì ngược lại. Sau rất nhiều lần vỡ nợ, ông không thể trả được số gốc và lãi đã vay. Vì thế trong suốt 40 năm qua người đàn ông này cày cuốc nhưng vẫn không thể trả nợ.
Chân dung người đàn ông có tuổi nhưng vẫn nợ từ thời đại học. Ảnh: Max Whittaker
Theo thông tin từ Bộ giáo dục, sinh viên sẽ có khoảng 15 năm để trả khoản nợ 5.200 USD. Tuy nhiên, ông Hamilton đã để số tiền nợ quá hạn rất nhiều năm rồi.
Ông lại quyết định nghỉ học khi chưa tốt nghiệp trường Cao đẳng. Vì không có tấm bằng trên tay, cựu quân nhân đi đâu cũng khó xin việc. “Thời gian ấy tôi phải làm nhiều việc khác nhau, không có công việc, không thu nhập ổn định nên thường bị nhà trường nhắc” - cựu quân nhân bộc bạch.
Chia sẻ về khoản nợ, ông Hamilton ví nó như một chiếc mỏ neo và ông không thể thoát ra gần một đời người. Người đàn ông 72 tuổi còn từng viết đơn xin xóa nợ vì người tàn tật nhưng không được chấp thuận. Ông không kiếm được đủ tiền để đóng nợ nên con số ấy tới hiện nay vẫn chẳng sụt giảm đáng kể. Nhiều năm trôi đi, số gốc và lãi tăng thêm nên cuộc sống của ông Hamilton lại càng khó khăn hơn.
Nhiều lời khuyên dành cho ông Hamilton để xóa nợ, điển hình như vay mới để trả toàn bộ số nợ đã quá hạn từ lâu. Thế nhưng bản thân người đàn ông ngoài 70 tuổi cảm thấy đây không phải cách giải quyết phù hợp vì nợ mới cũng sẽ làm ông mệt mỏi.
Học cách quản lý tài chính
Nếu như ngay từ đầu, ông Hamilton cân nhắc kỹ hơn về việc mình sẽ vay tiền và có cách quản lý tài chính tốt, có lẽ sẽ đỡ vất vả hơn hiện tại. Mỗi chúng ta cần có những bước đi thông minh trong việc vay nợ để không rơi vào trạng thái vỡ nợ như người đàn ông 72 tuổi nói trên.
Khi nợ nần, bạn cần phải quản lý tài chính thông minh mới nhanh thoát nợ. Ảnh: Internet
Trước khi vay tiền, hãy cân nhắc về số tiền bạn sẽ vay và trả trong bao lâu. Tiếp theo cần phải nghĩ về mức thu nhập của mình, liệu rằng có đủ trả nợ và vẫn trang trải được cuộc sống hay không. Nếu như thu nhập còn nhỏ hơn số nợ bạn đang chịu thì chắc chắn cuộc sống của bạn rất khó khăn, dễ rơi vào khủng hoảng.
Hãy nghĩ đến trường hợp sức khỏe của bạn/người thân không ổn, thất nghiệp, thu nhập không ổn định… thì liệu có khả năng trả nợ không. Hãy nhớ khi vay thì dễ nhưng trả lại là điều không đơn giản.
Trong thời gian không vay nợ, bạn cần học hỏi cách quản lý tài chính thông minh và linh hoạt. Bạn có thể tham khảo, học hỏi quy tắc 50-30-20 mà những người thành công thường làm.
Học cách chi tiêu hợp lý đôi khi còn quan trọng hơn kiếm nhiều tiền. Ảnh: Internet
Cụ thể, bạn có thể 50% số tiền kiếm được để trang trải cuộc sống, 30% là chi phí linh hoạt như giải trí, mua sắm, tiệc sinh nhật, liên hoan, hiếu hỷ… Còn lại 20% thu nhập bạn có thể để dành tích lũy hoặc đầu tư tránh các rủi ro tài chính trong tương lai.
Chúng ta cũng không nên lạm dụng thẻ tín dụng vì dễ mua sắm, chi tiêu quá tay. Thay vào đó, kiểm soát “hầu bao” từng ngày và cắt giảm những danh mục chi tiêu không cần thiết chính là cách nên áp dụng.
Thể thao văn hóa