MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông bị teo vỏ não, tử vong do nhiễm độc chì từ bình giữ nhiệt, chuyên gia nhắc nhở 3 loại đồ uống không nên đựng trong bình này

03-09-2021 - 22:47 PM | Sống

Ngày nay, bình hoặc cốc giữ nhiệt là vật dụng rất hữu ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng nó sai cách có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe, chẳng hạn nhiễm độc chì như người đàn ông dưới đây.

Hong Yongxiang, một bác sĩ chuyên khoa thận đến từ Đài Loan, mới đây đã chia sẻ trường hợp này trên chương trình truyền hình Đài Loan Doctors Are So Spicy. Ông cho biết, một người đàn ông ngoài 50 tuổi đã quen với việc sử dụng cốc giữ nhiệt để đựng cà phê và uống hàng ngày, chiếc cốc giữ nhiệt này đã được sử dụng gần 20 năm nay. Lớp ruột cốc bên trong đã bị hư hỏng, rỉ sét nhưng người này vẫn dùng để uống cà phê mà thay mới. Hậu quả là người đàn ông đã bị ngất trong lúc lái xe đi làm dẫn đến tai nạn giao thông.

Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy người đàn ông tuy không bị xuất huyết nội sọ nhưng vỏ não bị teo và thiếu máu nặng, chức năng thận không tốt nên chuyển lên khoa thận. Các bác sĩ nhận thấy rằng người đàn ông hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, xác nhận là nhiễm độc chì và sau đó chết vì viêm phổi hít.

Người đàn ông bị teo vỏ não, tử vong do nhiễm độc chì từ bình giữ nhiệt, chuyên gia nhắc nhở 3 loại đồ uống không nên đựng trong bình này  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Hong Yongxiang tiết lộ rằng bình chân không (bình giữ nhiệt) không thể chứa các loại đồ uống/ăn có tính axit và kiềm, chẳng hạn như nước chanh, đồ uống có ga, thuốc bắc hoặc trà. Nếu chất liệu của bình chân không không đủ tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng hòa tan chì, cadimi, crom gây tổn thương gan thận hoặc mất trí nhớ, thiếu máu não và các bệnh lý khác.

Tích tụ kim loại nặng trong cơ thể làm hỏng chức năng gan và thận

He Yongcheng, phó giáo sư tại Trường Khoa học Đời sống thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc, chỉ ra rằng lớp phủ thép không gỉ của cốc giữ nhiệt được làm bằng sắt và các kim loại khác. Nước chanh và trà, chẳng hạn vậy, sẽ ăn mòn lớp phủ thép không gỉ, giải phóng các chất kim loại. Thành phần của mỗi loại cốc giữ nhiệt khác nhau, nếu chứa các kim loại nặng như chì, cadimi thì chúng càng có cơ hội tích tụ trong cơ thể và gây hại cho chức năng gan thận.

Huang Gangzhu, giáo sư Khoa Sinh học tại Đại học Baptist, cũng cho biết đồ uống có độ pH quá cao sẽ ăn mòn lớp mạ thép không gỉ, đồ uống có độ pH bằng 2 có khả năng ăn mòn lớp mạ rất cao. Ông cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ có sắt đi vào cơ thể người thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu đó là cadimi thì sẽ gây ngộ độc kim loại.

Người đàn ông bị teo vỏ não, tử vong do nhiễm độc chì từ bình giữ nhiệt, chuyên gia nhắc nhở 3 loại đồ uống không nên đựng trong bình này  - Ảnh 2.

3 loại đồ uống không nên cho vào bình giữ nhiệt

Về việc sử dụng bình chân không, Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông nhắc nhở:

- Không chứa đồ uống có tính axit mạnh, chẳng hạn như nước bưởi, nước cam và đồ uống nước trái cây khác, hoặc đồ uống có axit lactic để tránh đồ uống bị hỏng. Tránh đựng đồ uống có độ pH cao, chẳng hạn như sữa tươi, nước chanh, trà và nước ngọt để tránh ăn mòn lớp mạ thép không gỉ.

- Không đựng đồ uống có ga để tránh áp suất bên trong quá cao có thể làm trào nước ra ngoài (gây hiện tượng nổ).

- Không giữ các loại trà mạnh, cà phê và đồ uống mạnh khác trong thời gian dài để tránh mùi vị và màu sắc còn bám lại bên trong bình.

Người đàn ông bị teo vỏ não, tử vong do nhiễm độc chì từ bình giữ nhiệt, chuyên gia nhắc nhở 3 loại đồ uống không nên đựng trong bình này  - Ảnh 3.

Về phương pháp làm sạch bình chân không, Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông khuyến nghị như sau:

- Nếu sản phẩm có mùi đặc biệt, hãy cho 1 thìa cà phê bột baking soda với nước nóng, ngâm từ nửa giờ đến 1 giờ rồi rửa sạch.

- Không sử dụng các chất tẩy rửa có chứa clo, bàn chải sắt, các chất tẩy rửa làm sạch và sáng, đậm đặc… vì sẽ gây trầy xước, rỉ sét và hư hỏng.

- Nên sử dụng miếng bọt biển, vải mềm, bàn chải mềm và chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh, không nên dùng cọ rửa, bàn chải sắt thép hoặc bàn chải cứng để cọ rửa phần gián bên trong để tránh làm trầy xước.

Nguồn và ảnh: TOPick, CCTV

Theo Bie

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên