Người đàn ông “biến” mảnh đất 10.000m2 thành nhà vườn đậm chất cổ xưa: Đại gia đình quây quần, có cả không gian cho vợ cũ
Ai đến đây cũng bị mê hoặc bởi kiến trúc gần gũi, vật liệu tự nhiên, màu thời gian, màu cảm xúc, linh khí của hàng ngàn chi tiết tạo nên ngôi nhà.
- 20-03-2023Chân dung chủ nhân 15 tuổi của căn biệt thự chục tỷ ở Vĩnh Phúc: Tự tay thiết kế tặng bố mẹ, hé lộ thái độ khiến nhiều người phải nể
- 19-03-2023Biệt thự hàng chục tỷ chưa đủ, đây mới là thứ thể hiện đẳng cấp của giới siêu giàu, rộng mênh mông và ngốn rất nhiều tiền
- 19-03-2023Doanh nhân 54 tuổi "bỏ phố về quê", mua trọn ngọn đồi 30.000m2 để ở ẩn: Mất vài năm để mua xong đất, xây biệt thự "không mái" giành huy chương vàng trong cuộc thi thiết kế nội thất
Công trình tâm huyết của người đàn ông đam mê kiến trúc cổ
Anh Lê Hồng Kiên (46 tuổi, hiện sống ở thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) cho biết, 25 năm về trước, bố mẹ anh bán ngôi nhà ở Hà Nội, về Hòa Bình mua mảnh đất rộng 10.000m2. Ông bà cải tạo mảnh đất này để trồng các loại cây ăn quả và cây cảnh.
Trước đây, trên đất là khu vườn cổ trồng cây sung, sấu, hồng xiêm, vải, xoài cổ thụ, nhiều cây đã hơn trăm năm tuổi. Khu vườn giống như một cánh rừng với 7 tầng cây từ thấp đến cao.
Nhà vườn 10.000m2 của gia đình anh Kiên nhìn từ trên cao.
Vợ chồng anh Kiên cùng 2 con.
Giờ đây, khu vườn nói trên đã được anh Kiên biến thành nhà vườn với các khu nhà ở: Nhà sàn Phụ Mẫu dành cho bố mẹ, khu Phu Thê được lấy cảm hứng từ 2 người vợ của anh Kiên, khu Ngọa Long Am dành cho cậu con trai, lầu Cô Cô dành cho con gái, nhà cổ và khu Lương Sơn Tụ Nghĩa dành cho bạn bè, anh em họ hàng. Ngoài ra còn có các công trình chức năng khác.
Nói về ý tưởng xây dựng nhà vườn, anh Kiên cho biết: “Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, thấy nhà có khu vườn ngay ở ngoại ô mà không làm gì thì phí quá. Bản thân tôi có nhiều năm kinh nghiệm với đồ gỗ mỹ nghệ, đam mê thú sưu tập các món đồ cổ văn hóa, kiến trúc cổ nên đã đi lang thang khắp các vùng quê miền Bắc để sưu tầm nếp nhà cổ, đá ong cổ, gạch bát, cột đá, bậc thềm đá cổ trăm năm tuổi,... và mang nó về mảnh vườn này.
Nhà sàn Phụ Mẫu, nơi ở của bố mẹ anh Kiên.
Tôi bắt đầu công tác quy hoạch và thiết kế cảnh quan, chọn vị trí dựng nhà, tạo góc, thiết kế công năng, giao thông,...
Lúc đầu, tôi chỉ định xây một khu để gia đình ở. Khi xây xong, bạn bè lên chơi thấy hay nên ủng hộ tôi xây tiếp các khu khác. Nhà vườn này được khởi công từ tháng 9/2020 và hoàn thành sau 1,5 năm”.
Khi mới chia sẻ ý tưởng, mọi người trong gia đình anh Kiên ai cũng lo ngại, nhất là khi thấy anh đi thu gom những vật liệu chẳng giống ai. Anh Kiên vốn không được đào tạo về kiến trúc, quy hoạch cảnh quan, năng lực có được đều là góp nhặt, học hỏi qua những trải nghiệm thực tế. Tuy vậy, anh vẫn quyết tâm làm đến cùng vì tự tin vào năng lực và năng lượng của bản thân.
Nhà Phu Thê 1, không gian riêng của anh Kiên và bà xã.
“Con người khi làm văn hoá, làm sinh thái tự nhiên, làm nghệ thuật có những năng lượng kỳ diệu lắm, nó giúp tôi vững tin và quyết liệt làm đến cùng những gì mình tưởng tượng và cho là đúng. Sau nửa năm thi công, khi ra được khu nhà đầu tiên thì mọi người mới thấy những gì tôi nói là đúng, ai đến cũng bị mê hoặc bởi kiến trúc gần gũi, vật liệu tự nhiên, màu thời gian, màu cảm xúc, linh khí của hàng ngàn chi tiết tạo nên ngôi nhà”, chủ nhân công trình cho hay.
Nhà vườn là tâm huyết lớn của anh Kiên, do đó, tiêu chí mà người đàn ông này đặt ra cho ngôi nhà rất cao. Các vật liệu phải thân thiện với môi trường, thuận theo tự nhiên, giữ nguyên sinh thái cây cỏ, có nét văn hoá, có chiều sâu nghệ thuật, lưu giữ màu thời gian, có cảm xúc, truyền tải được thông điệp sử dụng đồ tái chế và bảo vệ môi trường. Ngôi nhà còn phải tượng trưng cho ba thế hệ đang cùng sinh sống, đồng thời mang triết lý của đạo nghĩa vuông tròn.
Ngọa Long Am, món quà anh Kiên dành cho con trai.
Cuộc sống “bỏ phố về quê” giàu năng lượng, khai mở nhiều giác quan
Khu vườn của gia đình anh Kiên nằm ở vùng bán sơn địa, nơi giao thoa giữa văn hoá Mường và Kinh. Quan điểm của anh Kiên là vùng nào cũng có văn hoá và lối kiến trúc riêng đặc trưng vùng miền đó. Do vậy anh chọn kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ và kiến trúc nhà sàn Mường.
Chẳng hạn, khu Phu Thê 1, Phu Thê 2, nhà cổ, nhà văn hóa anh Kiên dựng bằng các nếp nhà kẻ truyền đậm chất Bắc Bộ. Khu Ngọa Long Am, Lầu Cô Cô, Nhà Sàn Phụ Mẫu, Lương Sơn Tụ Nghĩa Đường được dựng bằng các nhà sàn gỗ của người Mường. Các ngôi nhà và sân vườn đều không có góc chết, cứ giơ máy lên là có ảnh ảnh đẹp, các tiện ích rất đương đại, chill, được đưa vào các không gian kiến trúc nhưng những nét văn hóa mỹ nghệ vẫn được bảo tồn.
Lầu Cô Cô anh Kiên xây tặng con gái rượu.
Ngoài những khu nhà ở, nhà vườn của gia đình anh Kiên còn có nhiều khu chức năng như: Bể bơi khoáng sinh thái tự nhiên 100% không hóa chất, nước trực tiếp từ mạch trong lòng đất chảy ra. Nhà văn hóa, là nơi trưng bày bộ sưu tập đồ gỗ trắc quý hiếm cùng bộ sưu tập đồ cổ. Đây cũng là không gian để mọi người có thể trà đạo, chụp ảnh cổ phục và tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian như hát văn, hát xẩm… vào dịp cuối tuần. Nhà vườn có ao để câu cá, khu vui chơi dân gian, có 40 loại cây ăn trái theo mùa,...
Đặc biệt trong nhà vườn, anh Kiên xây dựng khu Phu Thê 2 là món quà dành cho gia đình người vợ cũ. Người đàn ông này tâm sự, anh và vợ trước đã chia tay hơn 10 năm, hiện cả hai đều đã xây dựng gia đình mới. Tuy nhiên, giữa anh Kiên và vợ cũ không có sự thù hận, ghét bỏ. Mọi người vẫn coi nhau như người thân một nhà.
Tổng chi phí xây dựng nhà vườn là do mọi người trong gia đình anh Kiên cùng chi trả, ngoài ra còn có sự ủng hộ của anh em bạn bè thân thiết.
Nhà Phu Thê 2, anh Kiên dành cho gia đình người vợ cũ.
Đại gia đình anh Kiên hiện đã chuyển hết về nhà vườn sinh sống. “Bỏ phố về quê”, anh Kiên cho hay cuộc sống ở nhà vườn với hệ sinh thái tốt, có núi, ao, sông, hồ, suối, thảm thực vật phong phú nên khí hậu rất trong lành. Nguồn cung thực phẩm sạch vì tự gia tăng trồng trọt, chăn nuôi. Cơ sở hạ tầng đầy đủ, không thiếu gì, gần nhiều khu dân cư, chợ, đô thị mới, bệnh viện và trường học. Giờ đây giao thông cũng thuận tiện, từ nhà vườn, anh Kiên muốn vào trung tâm thành phố Hà Nội chỉ mất 40 phút di chuyển bằng ô tô.
Mỗi ngày ở nhà vườn anh Kiên đều không lo buồn vì có rất nhiều việc để làm. Chẳng hạn quét sân như một dạng dưỡng sinh thiền động, chăm cây cối như một thú vui, đọc sách, uống trà, ngắm hoa,... Ngủ sớm, dậy sớm, anh Kiên cảm thấy cơ thể rất nhiều năng lượng và não bộ được khai mở nhiều giác quan.
Nhà văn hóa.
Mỗi không gian trong nhà vườn đều rất thơ mộng, giơ máy lên là có ảnh đẹp.
Ảnh: NVCC
Thể Thao Văn Hóa