Người đàn ông cấp cứu trong tình trạng tim đập nhanh, đau bụng dữ dội vì một kiểu ăn hải sản nhiều người cho là bổ
Khi nhận ra cơ thể khác thường, tim đập nhanh, đau bụng và chóng mặt, ông Lưu vẫn muốn ăn thêm một đĩa sashimi để bồi bổ nhưng các con ngăn lại.
- 31-03-2024Ngủ dậy nên uống nước trước hay đánh răng trước? Đơn giản những nhiều người làm sai
- 30-03-2024Phát hiện 4 thói quen của hàng nghìn người sống thọ: Từ 55-65 tuổi làm đủ thì yên tâm sống lâu, ngừa nhiều bệnh tật
- 30-03-20243 loại ung thư đang trẻ hóa ở phụ nữ, cần phải biết để đi khám đều đặn
Ông Lưu năm nay 51 tuổi, có 3 người con và sống cùng gia đình con trai cả tại Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc). Theo lời ông kể, mặc dù kinh tế không quá khá giả nhưng con cái đều rất có hiếu, biết ông thích đi du lịch và khám phá ẩm thực nên thường xuyên chiều ông. Hễ nghe nói có món gì ngon, bổ đều cố gắng mua về hoặc đưa ông đi ăn uống.
Khoảng nửa năm trở lại đây, ông Lưu bắt đầu có thú vui đi câu và ăn hải sản ngay trên thuyền hoặc các nhà hàng ven biển cho tươi ngon. Trong số đó, món khoái khẩu của ông chính là sashimi. Bởi vì ông cho rằng, hải sản sẽ càng bổ hơn nếu ăn sống, không qua chế biến nhiệt. Con trai cả thấy bố ăn các món sống thường xuyên cũng bắt đầu nhắc nhở, lo lắng rằng người già bụng yếu, dễ đau bụng và khó tiêu hóa.
Mỗi khi con trai nhắc ông Lưu đều xua tay cho rằng nhờ ăn nó mà mình trẻ khỏe hẳn ra. Nhưng ông không ngờ rằng, chẳng bao lâu sau bản thân mình phải nhập viện cấp cứu vì một bữa sashimi cá và mực ngon tới mức được ông khen ngợi hết lời.
Cụ thể, vài ngày sau bữa ăn, ông Lưu đột nhiên đi tiêu ra phân đen, chóng mặt và thấy khó chịu ở vùng tim. Con trai ông thấy vậy liền cho rằng bữa sashimi ngày hôm ấy có vấn đề, nhưng ông không nghe, cho rằng nếu đồ ăn không ổn sẽ phải đau bụng ngay từ hôm đó. Thậm chí, ông còn muốn ăn thêm một đĩa sashimi còn dư trong tủ với mục đích tẩm bổ, bớt các triệu chứng mệt mỏi nhưng cả gia đình ngăn lại.
Đến buổi tối cùng ngày, con đau bụng trên của ông Lưu trở nên dữ dội, tim đập rất nhanh, sốt và cơ thể như bị rút hết sức lực. Con trai cả lập tức gọi xe cấp cứu đưa ông tới Bệnh viện Mới Wurilin.
“Xét nghiệm máu cho thấy huyết sắc tố của bệnh nhân giảm từ 14 xuống 10, triệu chứng thiếu máu. Nội soi dạ dày chỉ ra ngoài loét dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori còn có nhiều vật lạ có hình dạng sợi mì. Sau khi kiểm tra kỹ hơn nhận định đó là giun tròn dạ dày của động vật biển (Anisakzheim)” - Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Colin Yujun của bệnh viện cho biết. Còn về phần ông Lưu, khi nghe kết quả chẩn đoán từ bác sĩ, ông đi từ bất ngờ cho tới hối hận. Ông không ngờ kiểu ăn hải sản tưởng là bổ, tốt của mình lại nguy hiểm như vậy.
Những lưu ý khi ăn hải sản sống để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
Bác sĩ Colin Yujun chia sẻ: “Hầu hết những người bị nhiễm giun tròn dạ dày động vật biển thường không cảm thấy triệu chứng gì rõ ràng và phần lớn đều vô tình được phát hiện khi nội soi dạ dày. Theo thống kê, nếu có triệu chứng thì chúng thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêu thụ, nên dễ bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột cấp tính.
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa, chúng có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy, có máu hoặc chất nhầy trong phân, sốt nhẹ và đôi khi có phản ứng dị ứng kèm theo phát ban và ngứa.
Con người không phải là vật chủ chính của giun tròn dạ dày động vật biển, nó không thể đẻ trứng và sinh sản trong cơ thể con người. Thường chúng sẽ chết sau vài ngày, ngay cả khi xuất hiện các triệu chứng, hầu hết chúng sẽ biến mất và tự hồi phục trong vòng 2 - 3 tuần. Một số ít có thể tồn tại hơn vài tháng và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại các cơ quan và gây tử vong. Vì vậy hãy chú ý đến những triệu chứng kể trên và nhanh chóng tới các cơ sở y tế thay vì tự xử lý tại nhà”.
Ông cũng nói thêm rằng, không có cơ sở khoa học hay nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy ăn hải sản sống bổ hơn, giữ được nhiều dinh dưỡng hơn nấu chín. Chưa kể, điều này còn phụ thuộc vào loại hải sản, cách chế biến và cách kết hợp thực phẩm của người dùng. Trong khi đó, ăn hải sản tươi sống hay bất kỳ thực phẩm sống, tái nào đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng trong trường hợp nghiêm trọng.
Với trường hợp của ông Lưu, may mắn là các vấn đề được phát hiện và xử lý kịp thời. Ông đã được phẫu thuật nội soi để loại bỏ ký sinh trùng, sau đó dùng thuốc để điều trị loét dạ dày và khuẩn Helicobacter pylori. Sau 4 ngày nằm viện, bệnh nhân được trở về nhà và tiếp tục điều trị ngoại trú với thuốc, đồng thời điều chỉnh thói quen ăn uống.
Mặc dù ăn thực phẩm tươi sống, bao gồm cả hải sản tươi sống không được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, thậm chí nên tránh xa, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Vì vậy, bác sĩ Colin Yujun cũng đưa ra một vài lưu ý để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn hải sản sống như:
- Nếu người sành ăn muốn chú ý đến độ an toàn thì thủy sản nuôi nước ngọt có nguy cơ chứa trứng côn trùng thấp hơn hải sản nước mặn.
- Việc đông lạnh đúng cách có thể tiêu diệt ký sinh trùng mà không ảnh hưởng dinh dưỡng. Trước tiên nên đông lạnh ở nhiệt độ thấp dưới âm 35 độ C trong hơn 15 giờ, hoặc đông lạnh ở âm 20 độ C trong 7 ngày trở lên.
- Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent.
- Khi sơ chế cá biển, nên loại bỏ nội tạng cá vì ấu trùng giun sán trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hoặc cuộn chặt không màu thành các ổ tròn bên trong nội tạng.
- Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc... nên được rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3 - 5 tiếng để chúng nhả hết cát và các chất bẩn bên trong rồi mới chế biến. Không ăn tôm, cua, sò, hến, ngao… chết hay có mùi lạ.
- Khi ăn những món hải sản lạ thì nên thử từng ít một để kiểm tra phản ứng dị ứng hay ngộ độc, nhất là với trẻ em.
Ngoài ra, ông nhắc nhở rằng dùng nhiều gia vị cay nóng như gừng, tỏi, mù tạt… thậm chí bia rượu không hề có tác dụng khử trùng, khử khuẩn khi ăn thủy hải sản tươi sống. Tương tự, các mẹo vừa kể bên trên cũng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay ngộ độc. Cách tốt nhất để bảo vệ mình là luôn ăn chín uống sôi, nhanh chóng tưới cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng lạ sau khi ăn thủy hải sản sống.
Phụ nữ Việt Nam