MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy "thất bại đau đớn" trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần

19-01-2023 - 14:57 PM | Lifestyle

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy "thất bại đau đớn" trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần

Chỉ trong 6 tháng, Diệp Văn Quý đã chế tạo ra chiếc ô tô điện đầu tiên. Cứ ngỡ là người đưa đế chế xe điện Trung Quốc sánh vai với các cường quốc, thế nhưng sau đó, doanh nhân này nhận kết cục ê chề khi phải phá sản.

Khi nhắc đến ngành công nghiệp xe điện, nhiều người sẽ nghĩ đến Chủ tịch Tesla, tỷ phú Elon Musk. Nhưng trên thực tế, ở Trung Quốc có một doanh nhân giàu có đã từng chế tạo ô tô điện sớm hơn Musk tới hơn 20 năm, song vì một thất bại ngoài ý muốn mà đã bỏ lỡ thành công.

Đại gia Trung Quốc này là Diệp Văn Quý, người giàu nhất Ôn Châu vào thập niên 1980.

Kiếm được “hũ vàng” đầu tiên nhờ khả năng kinh doanh thiên bẩm

Diệp Văn Quý sinh năm 1950 tại huyện Kim Hương, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), vốn là một nông dân ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’. Năm 1969, ông và một nhóm thanh niên được chỉ định làm công việc thanh niên trí thức ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Khi Diệp Văn Quý mới đến, đầu óc kinh doanh thiên bẩm đã giúp ông tìm ra cơ hội kiếm bộn tiền.

Ông phát hiện ra rằng Hắc Long Giang không sản xuất chè tại địa phương, người dân phải mua chè từ phía nam với giá cao, mà chất lượng chè lại bình thường. Nhóm thanh niên trí thức từ Ôn Châu này đều quen uống trà từ nhỏ, nên có mang theo chè. Vì vậy, Diệp Văn Quý đã mua một lượng lớn trà từ hàng trăm thanh niên trí thức với giá gấp đôi. Sau đó, ông đóng gói lô trà này với tên "Long Tỉnh Tây Hồ" chất lượng cao và bán cho một công ty trà địa phương, kiếm được vài nghìn tệ.

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần - Ảnh 1.

Vài năm sau, khi được bổ nhiệm vào Cục khai thác mỏ địa phương, ông lại tìm thấy cơ hội kinh doanh thứ hai. Hắc Long Giang có nhiều quặng sắt, nhưng thị trường công cụ không có người nắm giữ, vì vậy những chiếc xẻng mà công nhân của Cục Khai thác mỏ sử dụng đều được mua với giá cao từ những nơi khác.

Diệp Văn Quý lập tức nghỉ việc và thành lập một xưởng gia công chuyên sản xuất cán xẻng. Thật trùng hợp, Thất Đài Hà vừa trải qua quá trình chuyển đổi lâm nghiệp trong hai năm qua nên có rất nhiều gỗ bị đốn hạ và vứt bỏ khắp nơi. Vì vậy, ông ấy đã biến những mảnh gỗ không cần thiết này thành cán xẻng và có thể sản xuất 1.000 cán xẻng mỗi ngày.

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần - Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, doanh thu hàng ngày của nhà máy nhỏ có thể đạt tới 800 NDT, tương đương với tiền lương của một thanh niên trí thức trong hơn 10 năm. Để mở rộng hoạt động bán hàng, Diệp Văn Quý còn đặc biệt nhờ người mở một con đường quanh núi và đặt tên là "Trạm Tiểu Kim Hương". Chỉ sau vài năm, ông đã sở hữu trong tay tài sản ròng trị giá sáu con số và vui vẻ trở về nhà.

Mở ra kỷ nguyên ô tô điện ở đất nước tỷ dân

Trở về quê hương vào năm 1978, việc lớn đầu tiên Diệp Văn Quý làm là nghỉ việc ở Cục Nội chính bởi vì ông cảm thấy công việc đó kiếm được quá ít tiền. Sau khi từ chức, Diệp Văn Quý ra khơi khởi nghiệp, liên tiếp thành lập 6 nhà máy khác nhau. Chỉ riêng nhà máy cán nhôm đầu tiên đã kiếm được 200.000 NDT trong bốn tháng.

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần - Ảnh 3.

Ngoài ra, nhà máy sản xuất vật liệu đóng gói, nhà máy sản xuất pin và nhà máy sản xuất nhạc cụ siêu nhỏ do ông thành lập cũng đã chiếm lĩnh thành công thị trường Ôn Châu. Nhà máy sản xuất vật liệu đóng gói do ông thành lập cũng phát hành cổ phiếu mệnh giá 1.000 NDT, trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân tiên phong phát hành cổ phiếu tại Trung Quốc.

Năm 1987, Diệp Văn Quý đã có tài sản hàng chục triệu NDT, được chọn là một trong 100 doanh nhân nông dân xuất sắc của cả nước. Nhưng ông không đến Bắc Kinh nhận giải mà gác lại hết công việc kinh doanh để chuyên tâm chế tạo ô tô nội địa. Và lý do chế tạo ô tô của ông cũng rất đơn giản: Vào thời điểm đó, có tổng cộng 16 công ty ô tô ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan, nhưng không có công ty nào là thương hiệu Trung Quốc.

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần - Ảnh 4.

Diệp Văn Quý muốn tạo ra thương hiệu xe hơi của riêng người Trung Quốc, nhưng đồng thời cảm thấy rằng xe chạy xăng gây ô nhiễm môi trường. Dựa trên hai cân nhắc này, Diệp Văn Quý bắt đầu phát triển xe điện. Ông đã dành hàng tháng để nghiên cứu các tài liệu, đồng thời tuyển dụng các chuyên gia trong các ngành như hàng không vũ trụ, đóng tàu và luyện kim để cùng làm việc tại Ôn Châu.

Giấc mơ sụp đổ vì nợ nần

Chỉ trong 6 tháng, Diệp Văn Quý đã chế tạo ra chiếc ô tô điện đầu tiên. Chiếc xe điện có thể chạy hơn 200 km sau 8 giờ sạc này có tên là Ye Feng, nhiều thông số của mẫu xe đã đạt đến mức hàng đầu thế giới. Sau đó, Diệp Văn Quý đến Hoa Kỳ để điều tra và nghiên cứu, xem xét thời lượng pin ngắn và tuổi thọ pin kém, ông quyết định phát triển một chiếc ô tô hybrid.

Năm 1990, sau khi đầu tư hàng chục triệu đô, chiếc xe hybrid đầu tiên của Trung Quốc mang tên "Ye Feng số 2" đã ra mắt và được đánh giá là sản phẩm mới của quốc gia trong năm. Kể từ đó, cái tên Diệp Văn Quý trở thành bom tấn và là nhân vật “hot” trong ngành ô tô, nhưng ông lần lượt bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.

Người đàn ông đi trước Elon Musk 20 năm, bán cả đất đai và nhà máy rồi nhận lấy thất bại đau đớn trong cuộc đua xe điện: Tưởng tạo ra bom tấn, cuối cùng phá sản vì nợ nần - Ảnh 5.

Vào đầu năm 1992, một công ty Thâm Quyến đã lên kế hoạch đầu tư 50 triệu NDT để bắt đầu hợp tác, nhưng cuối cùng thất bại vì vấn đề quyền sở hữu. Năm sau, một chuyên gia xe điện người Mỹ muốn hợp tác, nhưng vì bên kia không chịu dán nhãn hiệu "Ye Feng" lên xe nên Diệp Văn Quý cảm thấy việc này chẳng khác nào làm việc cho Mỹ, vì vậy dự án lại thất bại.

Sau đó, Diệp Văn Quý nghĩ rằng mình có thể nhận được tài trợ từ cấp trên, nhưng tình hình hoàn toàn trái ngược, thậm chí các cơ hội hợp tác với nước ngoài cũng bị chặn lại. Năm 1994, mẫu xe hybrid Ye Feng ra đời với hiệu suất sạc 200 km trong 3 giờ, vượt trội hơn nhiều so với thế hệ trước. Nhưng Diệp Văn Quý không thể vui mừng nổi vì lúc này ông đã vay hơn 10 triệu NDT.

Sau khi đầu tư tất cả 40 triệu NDT vào bất động sản, chuỗi vốn của Diệp Văn Quý cuối cùng đã bị phá vỡ hoàn toàn vào năm 1995. Ông miễn cưỡng nói lời tạm biệt với tất cả các kỹ thuật viên và giấc mơ chế tạo ô tô cũng tan thành mây khói. Rốt cuộc, sức mạnh của một người không thể thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.

Ngày nay, ngành công nghiệp xe điện đang phát triển mạnh mẽ và CEO của Tesla đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ xe điện năng lượng mới và trở thành người giàu nhất thế giới. Thời thế tạo nên anh hùng, nếu Diệp Văn Quý sinh ra ở thời đại ngày nay, ông có lẽ cũng không thua kém Musk.

Mặc dù Diệp Văn Quý thất bại, nhưng tinh thần dám đi đầu của ông sẽ không bao giờ biến mất. Cả cuộc đời, ông cũng đã đạt được những thành tựu tuyệt vời.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên