Người đàn ông "khoe" đào được cây gỗ dài gần 14m "cứng như đá" còn tỏa mùi thơm: Cảnh sát lập tức đến phong tỏa hiện trường
Hóa ra, khúc gỗ mà người đàn ông Trung Quốc này tìm thấy là loại gỗ vô cùng quý hiếm.
- 14-05-2024Cây gỗ dài 22m, nặng 60 tấn được phát hiện dưới sông: Giá trị ước tính hơn 10 tỷ đồng khiến cảnh sát phải phong tỏa hiện trường, máy xúc mất 2 ngày mới trục vớt được
- 01-05-2024Cả công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng cây gỗ dài 10m tỏa mùi thơm: Cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường
- 25-04-2024Người đàn ông “khoe” đào được 20 cây gỗ tỏa mùi thơm dưới ao: Cây dài nhất 25m, tổng giá trị ước tính hơn 1.752 tỷ đồng
Ngày 14 tháng 12 năm 2011, tờ China News Service đưa tin một người dân ở tổ 8, làng Đồng Tử Cang, thị trấn Hồng Xuyên, quận Hồng Nhã, tỉnh Tứ Xuyên, đã tìm thấy một cây gỗ âm trầm khổng lồ khi đang làm việc ngoài đồng. Cây gỗ này dài khoảng 13,8m và tỏa ra mùi hương rất đặc biệt.
Cùng ngày, các phóng viên của China News Service đã có mặt tại hiện trường để cập nhật thêm những thông tin về vụ việc này. Khi đến nơi, họ nhìn thấy một cái hố dài hơn 14m, rộng 3m, sâu gần 5m được đào ra trên một mảnh đất đang canh tác tại làng. Ngay bên cạnh là 1 cây gỗ lớn, toàn thân phủ một màu đen sì. Cách đó không xa, người dân tập trung rất đông. Họ vừa theo dõi quá trình đào cây gỗ lạ, vừa bàn tán rất rôm rả.
Theo lời kể của người dân, một anh nông dân đang làm việc trên đồng thì đào trúng một vật vừa cứng, vừa đen sì. Càng đào, anh càng thấy đó là một khúc gỗ to nên đã hô hoán mọi người xung quanh tới giúp. Sự việc này nhanh chóng được lan truyền đi khắp vùng.
Cán bộ thị trấn Hồng Xuyên cho biết cây gỗ này dài 13,8m, có đường kính 1,4m và nặng 23,8 tấn. Ngay khi nó được phát hiện, cảnh sát đã đến hiện trường và bố trí lực lượng phong tỏa khu vực xuất hiện cây gỗ lạ. Các chuyên gia cũng được mời đến ngay sau đó để thẩm định khúc gỗ này. Kết quả cho thấy đó là một cây gỗ âm trầm hàng nghìn năm tuổi. Dù nằm dưới lòng đất trong thời gian rất dài, nó vẫn tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng rất dễ chịu.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đỗ, 72 tuổi, trú tại làng Đồng Tử Cang cho biết: “Việc đào được gỗ quý không phải là chuyện lạ đối với người dân ở chỗ tôi. Thế nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây gỗ nào lớn như vậy."
Chu Tiểu Long, cán bộ tại địa phương cho biết 1 máy xúc được huy động và 21 công nhân đã tham gia để đưa cây gỗ lớn này lên khỏi mặt đất. Cuối ngày, cây gỗ mun này được kéo ra con đường cách hiện trường khoảng 70m. Phóng viên nhìn thấy một rãnh sâu được tạo ra nơi khối gỗ khổng lồ đi qua. Sau đó, 2 chiếc xe cẩu đã nâng cây gỗ này lên một chiếc xe tải và vận chuyển đến UBND quận Hồng Nhã.
Các chuyên gia ước tính nếu cây gỗ này được bán ra thị trường vào thời điểm đó, giá của nó có thể lên đến 1 triệu NDT (hơn 3,5 tỷ đồng) hoặc thậm chí cao hơn nữa tùy thời điểm. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị về kinh tế, loại gỗ này cũng có giá trị nghiên cứu và giá trị văn hóa rất cao.
Hà Lâm Phương, người đứng đầu Cục Xuất bản Văn hóa, Thể thao, Điện ảnh và Truyền hình Quận Hồng Nhã, nói với các phóng viên: "Việc phát hiện ra cây gỗ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu những thay đổi về địa chất, địa hình và sự phát triển văn hóa của quận Hồng Nhã.”
Theo Ifeng, gỗ âm trầm được phát hiện sớm nhất và chủ yếu phân bố ở khu vực Tứ Xuyên của Trung Quốc. Vùng đất này vốn có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận nhiệt đới nên từ xa xưa đã là thiên đường cho thực vật nhiệt đới. Do nhiều nguyên nhân tự nhiên, những cây gỗ cổ thụ bị vùi lấp dưới lòng đất. Trải qua thời gian hàng ngàn năm, kết cấu gỗ đã thay đổi, trở nên rắn chắc và không bị mục hay sâu mọt, được coi là tinh hoa của trời đất.
Vào ngày 11/ 11/2015, một cây gỗ dài khoảng 20m cũng đã được tìm thấy tại một mảnh ruộng thuộc thị trấn Công Nghị, thành phố Sùng Châu, Thành Đô, Tứ Xuyên. Chính quyền thị trấn Công Nghị đã báo cáo sự việc lên cấp trên, đồng thời cho biết số gỗ đào được tạm xác định là loại gỗ âm trầm hay còn được gọi là Đông phương thần mộc. Sau đó, họ đã liên hệ thêm các chuyên gia để thẩm định và xác thực suy đoán trên.
Cũng theo các chuyên gia, loại gỗ này vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao. Loại gỗ âm trầm thuộc dạng thông thường, có nguồn gốc từ cây long não có thể cũng đạt 10.000 NDT/m3 (gần 36 triệu đồng).
Cũng chính vì giá trị của gỗ âm trầm rất cao nên từ thời xa xưa, chỉ có vua chúa mới có thể sở hữu loại gỗ quý này. Cụ thể, vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, gỗ âm trầm đã trở thành loại gỗ quý chuyên được dùng cho tất cả các cung điện hoàng gia và được dùng làm quan tài cho hoàng gia.
(Theo Ifeng)