Người đàn ông “kì lạ” giữa thời đại 4.0: Tự cắt tóc, tìm hoa quả mọc ven đường để ăn, không dùng điện thoại vì tiết kiệm, tối giản nhu cầu để tìm hạnh phúc
Ohara năm nay 33 tuổi, từng sống tại Tokyo 6 năm, rồi chuyển sang Đài Loan định cư 2 năm. Ohara là người sống khép kín, không sử dụng điện thoại. Với mức lương tháng khoảng 700 USD, anh có thể tiết kiệm và tận hưởng cuộc sống một cách hạnh phúc.
- 25-09-2021Hiệu ứng “kiến lười” đáng kinh ngạc: Tại sao có những người càng cố gắng lại càng trở nên bình thường?
- 25-09-2021Cụ bà 100 tuổi lập kỷ lục trở thành VĐV nâng tạ lớn tuổi nhất thế giới, bí quyết khiến nhiều người bất ngờ
- 25-09-2021Những người trẻ Hàn Quốc lựa chọn lối sống "5 hôm ở thành phố, 2 ngày ở nông thôn” để giảm bớt áp lực, cân bằng cuộc sống
Cuộc sống đầy trải nghiệm của Ohara
Ohara kể rằng, khi còn nhỏ anh thường bị bạn bè trong lớp bắt nạt, do vậy anh cảm thấy mình có thể sống tới hiện tại đã là chuyện không dễ dàng gì rồi.
Khi học cấp ba, anh làm gì cũng một mình. Một mình xem phim, một mình ăn cơm, và anh cũng rất hưởng thụ cuộc sống một mình đó. Về sau khi sắp phải thi đại học, Ohara do dự không biết có nên tiếp tục học lên cao nữa hay khi, trong lúc anh còn do dự thì thời hạn điền nguyện vọng cũng hết rồi. Từ đó trở đi, anh bắt đầu nghĩ, cuộc đời cứ để thuận theo tự nhiên đi, điều nên tới thì sẽ tới, không cần phải vội vã bắt ép bản thân mình.
18 tuổi, sau khi tốt nghiệp, Ohara làm việc tại siêu thị. Ngoại trừ lúc làm việc sẽ tiếp xúc với mọi người ra, anh đều đóng cửa ở trong nhà. Cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy khoảng 3 năm, anh nhận ra anh đã không còn biết làm thế nào để ở cùng với người lạ nữa.
Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, Ohara đã quyết định đi du lịch vòng quanh thế giới. Anh xin nghỉ việc ở siêu thị, tiết kiệm đủ tiền mua vé máy bay thì liền khởi hành cuộc hành trình của mình.
Trong khoảng thời gian đó anh cũng đã làm rất nhiều công việc để duy trì cuộc sống, ví dụ như nhân viên quán rượu, phục vụ bàn… Cuộc sống khi đó của anh khá đơn điệu, mua đồ về nhà, ăn xong rồi ngủ, dậy lại đi làm… Khoảng thời gian đó Ohara nhận ra cuộc sống của anh tại Ấn Độ cũng chẳng khác cuộc sống khi còn ở Nhật Bản là mấy, nhưng canh cũng nhận ra thật sự có vô số người đang giúp đỡ anh.
Sau này, anh chuyển về Tokyo, tìm một công việc để làm. Một tuần đi làm hai ngày, nghỉ năm ngày, giúp đỡ người già, người bị bệnh. Một tháng anh được hơn 900 USD, anh dành khoảng 800 USD để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, như vậy anh còn có thể tiết kiệm một chút tiền.
Ohara thường tới quán café, nói chuyện với người già. Anh cảm thấy cuộc sống của anh rất thú vị, nên muốn chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì vậy, Ohata đã đăng những điều về cuộc sống của bản thân lên trên mạng, tới năm 2015 anh đã xuất bản cuốn sách đầu tiên. Chính cuốn sách đó đã giúp cuộc sống hai mấy tuổi của anh trở nên ổn định hơn. Nối tiếp thành công, sách của Ohara đã lọt vào bảng xếp hạng sách bán chạy nhất ở Nhật Bản, thu nhập của anh cũng từ đó mà tăng lên.
Ohara: một người “kì lạ” trong cuộc sống của thời đại 4.0
Không sử dụng điện thoại
Sau khi tốt nghiệp đại học, khoảng 3 năm liền Ohara không hẹn bạn bè ra ngoài chơi lần nào. Có lần anh xem danh bạ điện thoại, nhận ra 80% người trong danh bạ đều là bạn bè lúc trước. Mặc dù không có gì xích mích hay phật ý nhau, nhưng sau khi tốt nghiệp giữa họ cũng chẳng còn mối liên hệ nào nữa, do đó anh nghĩ nếu đã như vậy thì dùng điện thoại làm gì nữa?
Rất nhiều người sẽ cảm thấy rơi vào trường hợp như vậy thì không dùng mạng xã hội là được rồi, tại sao ngay cả điện thoại cũng bỏ luôn. Nhưng Ohara nghĩ, về cơ bản sẽ không có ai gọi cho anh, mà anh cũng muốn tiết kiệm một khoản trong chi phí hàng tháng, cho nên đã quyết định không dùng điện thoại.
Sau khi từ bỏ việc sử dụng điện thoại, Ohara nhận ra cuộc sống của mình cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi ngày anh dùng máy tính lên mạng nhận tin nhắn, trả lời tin nhắn là được rồi.
Niềm hứng thú lớn nhất là đọc sách, hơn nữa đọc sách cũng là chuyện miễn phí
So với hiệu sách, Ohara thích đi đến thư viện hơn, bởi vì ở thư viện có nhiều sách hơn. Ohara đọc tất cả các loại sách, từ sách lịch sử, văn hóa, du lịch cho tới sách khoa học, văn học, tài chính, thiết kế… Anh rất thích việc thông qua lịch sử, tác phẩm văn học của một quốc gia nào đó để hiểu rõ về nơi đó.
Ohara cho rằng anh không có tiền, nhưng anh có rất nhiều thời gian
Nhiều người sẽ tiêu tiền vào việc trang điểm, chăm sóc cho bản thân, trong đó việc đi cắt tóc là một trong những khoản đó. Tóc của Ohara dài rất nhanh, vì vậy anh thường phải cắt tóc, nhưng anh đều tự mình cắt chứ không đến tiệm.
Hơn nữa Ohara đều tự mình làm nước tẩy rửa, tự giặt quần áo. Bởi lẽ anh cảm thấy thời gian làm việc của mình ít, thời gian nghỉ ngơi nhiều, nên anh đã tận dụng khoảng thời gian đó để làm những việc có thể giúp bản thân tiết kiệm một khoản.
Về đồ ăn, anh cũng có suy nghĩ rất mới lạ. Ohara kể rằng, khi sống tại Tokyo, anh thường hay ra ngoài đi dạo, lúc đó anh hay ngắt quả cây dại bên đường để ăn. Anh thấy rất kỳ lạ, bên đường có vô số cây mọc dại ăn được, tại sao không ai ngắt để ăn mà cứ để sâu bọ, chim chích gặm hết? Những cây tía tô, bạch qua mọc đầy bên ngoài thì không ai cần, lại chen nhau vào siêu thị mua với giá trên trời?
Ohara chia sẻ, anh biết cách sống của anh sẽ bị rất nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh chỉ trích, không ủng hộ, cũng sẽ có người mắng anh là tàn dư của xã hội, nhưng anh không hề để ý. Anh cảm thấy anh không hề từ bỏ chính mình, anh vẫn đang làm chuyện mình thích, trải qua cuộc sống mà mình muốn. Hơn hết, Ohara còn tiết kiệm được cho mình một khoản, do vậy dù có xảy ra chuyện gì thì anh cũng không cần vay tiền bố mẹ, bạn bè nữa.
Tối giản cuộc sống, không vì tiền mà làm khó bản thân
Ngoài ra, chính cách sống độc đáo của anh cũng là nguyên nhân giúp Ohara có thể tiết kiệm được tiền trong khi thu nhập không quá cao.
Suy nghĩ khác lạ
Với Ohara, không phải ở trong núi, rời xa cuộc sống bon chen, xã hội tấp nấp mới gọi là sống ẩn dật. Anh cho rằng sống một cuộc ẩn dật là sống độc lập, tự mình trải nghiệm cuộc sống của mình, hơn nữa còn nên tiết kiệm, sống thanh đạm.
Ohara lựa chọn sống tại Đài Loan là vì anh cảm thấy chi phí, vật giá ở nơi này rất thấp, có cảm giác của cuộc sống yên bình. Anh quyết định tới Đài Loạn, thực hiện cuộc sống làm 2 ngày nghỉ 5 ngày của mình, trước đó anh cũng từng sống như vậy tại Tokyo trong vòng 6 năm.
Hiện tại anh đang viết bài cho tạp chí du lịch, thu nhập một năm hơn 7.700 USD. Nhiệm vụ là giới thiệu những cảnh đẹp tại Đài Loạn, mỗi tháng phụ trách 1 kỳ tạp chí, viết một lần là kiếm đủ tiền cho Ohara tiêu 1 tháng. Do đó anh làm việc một tháng, nghỉ ngơi 2 tháng, đây chính là giới hạn làm việc cao nhất của anh rồi. Nếu như muốn cho Ohara nhiều tiền hơn nữa, kêu anh làm nhiều hơn thì anh cũng không đồng ý.
Tính toán, ghi chép rõ chi tiêu hàng tháng
Ohara thường ghi chép rõ ràng chi phí sinh hoạt của mình, ước lượng số tiền cần dùng trong một tháng để biết được mình cần làm bao nhiêu ngày. Anh chia chi phí ra làm 2 khoản, một khoản là chi phí cố định, bao gồm tiền thuê phòng, điện nước, gas… Khoản còn lại là chi phí hàng ngày, bao gồm tiền ăn uống, đồ dùng hàng ngày, chi phí đi lại…
Việc ghi chép rõ ràng, tỉ mỉ như vậy sẽ giúp anh nắm được chi phí mình tiêu hàng tháng, từ đó xác định được bản thân cần làm việc tới mức độ như nào mới có thể đáp ứng được.
Không vì tiền bạc mà làm khó bản thân
Ohara không bao giờ cưỡng ép bản thân mình. Anh muốn ăn gì thì sẽ ăn cái đó, đa số anh sẽ mua đồ về hoặc tự mình nấu nướng. Có lúc Ohara sẽ đi vào thành phố đi dạo, hay đi nhà hàng, quán café. Ohara cho biết anh không có bạn bè ở Đài Loan, vậy nên không cần phải giao lưu quá nhiều. Bình thường anh hay đi bộ, ngắm nhìn phong cảnh, tất cả những điều này đều miễn phí hết!
Tối giản tiêu chuẩn cuộc sống
Ohara không mua những đồ xa xỉ, hàng hiệu, cũng rất ít khi mua quần áo mới, đồ điện tử… Anh gần như không có ham muốn gì, hơn nữa cũng có thể chấp nhận chuyện ngày nào cũng ăn những món như nhau. Anh cảm thấy cuộc sống con người sau tuổi 20 giống như một phép trừ, nên biết bỏ những đồ không cần thiết, cắt giảm những khoản chi tiêu vô bổ. Nhưng việc này không đồng nghĩa với việc chèn ép bản thân, ép buộc mình không được làm điều mình thích.
Nguồn và ảnh: Zhihu