MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông "một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ

15-01-2022 - 14:06 PM | Sống

Người đàn ông "một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ

Vụ kiện hy hữu đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người đàn ông thật thà, chất phác.

Trung Quốc là quốc gia được mệnh danh là nước đông dân nhất thế giới, với hơn 1,44 tỷ người thì việc có người trùng tên nhau không lấy gì làm lạ! Theo thống kê từ hệ thống thông tin căn cước công dân của Trung Quốc thì có đến hơn 300,000 người được gọi là "Trương Vĩ".

Việc có nhiều người trùng tên với nhau là việc hết sức bình thường và nó hầu hết cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ. Tuy nhiên câu chuyện "đụng hàng tên tuổi" dưới đây đã khiến cho không ít người dở khóc dở cười.

Câu chuyện xảy ra tại một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, có một ông chú tên là Alipay.

Một sự việc tình cờ đã làm thay đổi cuộc đời Alipay và khiến một ông chú thật thà, chất phác của vùng quê nghèo đi kiện công ty của tỷ phú Jack Ma.

Người đàn ông một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ - Ảnh 1.

Người đàn ông có cái tên đặc biệt. Nguồn: Toutiao

Sự trùng hợp không ai ngờ tới

Ông Alipay sinh ngày 7 tháng 7 năm 1962 tại một ngôi làng nhỏ cổ kính ở huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong một gia đình nông dân bình thường mang họ "Chi".

Một đứa trẻ sau khi chào đời thì việc đặt trên là rất quan trọng và thông thường tên của con cháu sẽ được đặt dựa vào gia phả. Đến thế hệ của ông Alipay, với mong muốn giao phó cho con cháu những giá trị của dòng tộc nên cha mẹ ông đã thêm vào một chữ "Phó" gọi là Chi Phó.

Hơn nữa, con cái sinh ra đều là báu vật nên phụ huynh của ông đã đặt thêm 1 chữ "Bảo" (trong bảo bối). Rõ ràng tên của ông là Chi Phó Bảo vậy sao lại viết tên ông là "Alipay" và có sự trùng lặp như vậy?

Thực ra Chi Phó trong tên của ông cũng còn có nghĩa khác là "trả tiền". Thêm vào đó, vào năm 2004 một công ty con trong tập đoàn Alibaba của Jack Ma đã phát triển một phần mềm mang tên Alipay (tên tiếng Anh) giúp cho người sử dụng có thể thanh toán tiền bằng việc quét mã nhanh trong trên điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thường không sử dụng tên tiếng anh trong giao tiếp mà sẽ phiên âm hoặc dịch nghĩa sang tiếng mẹ đẻ. Trùng hợp thay, Alipay sau khi phiên âm, dịch nghĩa cũng đọc là "Chi phó bảo".

Ông Alipay vẫn sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Cho đến khi tuổi già kéo đến và ông không thể làm những công việc nặng nhọc được nữa, ông cùng vợ đã mở một cửa hàng bách hóa nhỏ trong làng để có thể trang trải cuộc sống.

Năm 2004, Alipay ra đời và sau vài năm nó đã gần như phủ sóng toàn Trung Quốc. Và tất nhiên nó cũng sẽ len lỏi vào cuộc sống của những người dân tại ngôi làng nhỏ Nghi Nam, Sơn Đông. Điều đó đã làm thay đổi cuộc đời của ông chú Alipay.

Người đàn ông một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ - Ảnh 2.

Ông Chi Phó Bảo (Alipay) và cửa hàng của mình. Ảnh: Toutiao

Phiền toái kéo đến

Vào một ngày sau lễ hội mùa xuân, một thanh niên đến cửa hàng của ông Alipay mua đồ và đã yêu cầu quét mã Alipay để thanh toán.

Lúc đó ông hoang mang không biết quét mã để thanh toán là như thế nào, trước giờ ông chỉ giao dịch tiền mặt. Vì vậy ông Alipay đã vừa cười vừa đánh đùa thanh niên nói: "Anh bạn trẻ, cậu cứ trả tôi bằng tiền mặt tôi sẽ trả tiền lẻ cho cậu!". Anh thanh niên trong ví vẫn còn tiền mặt nên cũng không suy nghĩ gì mà trả luôn tiền mặt cho ông chú.

Vốn dĩ ông chú cảm thấy hết sức không vui vì chuyện này (vì anh thanh niên nói "quét mã Alipay" câu này cũng có thể hiểu theo nghĩa "tiêu diệt Phó Chi Bảo"). Khi về đến nhà lại nghe cháu trai của mình nói với con dâu: "Mẹ ơi! Mau lên! Quét Alipay để lấy phong bao đỏ!" (Tiêu diệt Phó Chi Bảo để lấy phong bao đỏ).

Lúc này ông thực sự tức giận, ông trách móc cháu mình sao lại dám gọi "tên huý" của ông như vậy (Văn hóa của người Trung Quốc xưa, một người thường sẽ có tên húy và tên tự, tên húy do cha mẹ đặt, tên tự là khi trường thành tự lấy tên để gọi trong nhà. Thông thường trong giao tiếp hàng ngày, người ta sẽ dùng tên tự, việc gọi thẳng tên húy của một người ra được coi là vô lễ, bất lịch sự).

Tuy nhiên sau khi nghe kể về Alipay ông đã không trách cháu của mình nữa và nghĩ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Những tưởng sự việc sẽ dừng lại ở đó, nhưng không, Alipay càng ngày càng được ưa chuộng tại vùng quê của ông và mọi người xung quanh đều sử dụng Alipay để thanh toán tại cửa hàng của ông. Họ cũng bắt đầu nhận ra tên của ông đọc giống với phần mềm Alipay và bắt đầu trêu chọc ông.

Người đàn ông một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Business Insider

Ông bắt đầu cảm thấy khó chịu và ít đi ra ngoài hơn mặc dù ông biết họ không có ác ý nhưng ông cũng không thích việc tên của mình bị đem ra trêu đùa. Tuy nhiên, sau một thời gian ông nhận ra Alipay chỉ là một công cụ và ông không muốn một công cụ nhỏ bé làm ảnh hưởng đến cuộc đời của mình nên ông đã quay trở về cuộc sống như bình thường.

Cho đến một ngày khi bức ảnh về thẻ căn cước của ông "Alipay" được lan truyền trên mạng và nó đã làm náo loạn cuộc sống bình yên của ông.

Cư dân mạng bắt đầu bàn tán về tên của ông, thậm chí phóng viên mạng đã về đến quê hương của ông phát sóng trực tiếp ông, họ không quan tâm đến việc có làm cuộc sống của ông Alipay bị gián đoạn hay không, họ chỉ quan tâm đến lượt truy cập và bình luận của người xem để khiến mình trở nên nổi tiếng hơn.

Điều này khiến ông Alipay rất phiền phức, nhưng không thể làm gì hơn. Thậm chí vào năm 2016 ông còn được mời lên đài truyền hình để phỏng vấn. Sau chuyện đó, cuộc sống của ông và gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số người còn lợi dụng tên của ông để làm một số hành vi xấu trên mạng. Không thể chịu đựng được nữa, ông chú Alipay đã kiện Alibaba ra tòa vì tội xâm phạm quyền uy tín, đồng thời đâm đơn kiện Alibaba đòi 1 triệu nhân dân tệ trong bồi thường!

Vậy ông chú "Alipay" có thắng kiện không?

Tất nhiên, ông Alipay đã không thắng kiện. Quy định của pháp luật Trung Quốc không cấm việc doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu trùng tên với một người bình thường.

Vì vậy, nếu ông Alipay muốn kiện Alibaba về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về tên riêng, thì không có cách nào để có được sự hỗ trợ pháp lý, chứ chưa nói đến bất kỳ khoản bồi thường nào.

Tuy nhiên sự việc ông Alipay kiện Alibaba đã khiến cho Alibaba chú ý và hành động nhanh chóng.

Người đàn ông một thân một mình” kiện Jack Ma vì “đạo nhái” tên tuổi: Sau hơn 15 năm, cuộc sống thay đổi bất ngờ - Ảnh 4.

Alibaba đã thương lượng với ông và đồng ý chịu mọi chi phí cho việc cải tạo và sửa sang lại cửa hàng của ông. Sau khi cửa hàng được sửa lại ông Alipay cảm thấy rất vui và không còn ác cảm với phần mềm thanh toán này nữa. Thêm vào đó, ông đã khéo léo phóng to chứng minh thư cả mình lên hàng chục lần rồi in ra và đặt ở nơi dễ thấy nhất trong cửa hàng.

Cửa hàng của ông trở lên nổi tiếng và có rất nhiều khách đến vừa để mua hàng vừa để chụp ảnh với ông chú Alipay.

Việc thanh toán Alipay cũng được sử dụng tại cửa hàng của ông càng làm cho cửa hàng trở lên đặc biệt. Họ đến cửa hàng Alipay và thanh toán bằng Alipay, trải nghiệm này khiến cho người tiêu dùng cảm thấy rất mới lạ.

Đến cuối năm 2021, gia đình ông Alipay đã mua được ô tô và mở thêm nhiều chi nhánh mới cho "cửa hàng Alipay". Từ một nông dân bình thường không tên tuổi, trở thành một nhân vật nổi tiếng trên Internet, Alipay đã trải qua rất nhiều điều chỉ trong vài năm. Nhưng ông đã biết nắm bắt cơ hội để khiến cho cuộc sống của mình và gai đình trở nên sung túc hơn.

Theo Toutiao

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên