Người đàn ông xứng danh "thiên hạ đệ nhất" tằn tiện: Dùng lại khăn ăn, nhặt hoa tang tặng vợ, "nể" nhất là chuyện đông lạnh thẻ tín dụng
Nhìn vào cuộc sống của ông Roy Haynes, hẳn ai cũng muốn trao ngay cho ông danh hiệu "thiên hạ đệ nhất" tằn tiện.
- 23-07-2021Trình độ học vấn chẳng quyết định được một người có văn hóa hay không, đọc bài viết sau bạn sẽ hiểu rõ
- 23-07-202125 tuổi, thu nhập 8 triệu/tháng nhưng không để dư được đồng nào, chuyên gia chỉ ra 5 lỗi sai
- 23-07-2021Người sống thọ thường có thói quen cọ rửa thật sạch 3 bộ phận này trên cơ thể, nếu bạn cũng làm đủ thì sức khỏe sẽ rất tốt
Ông Roy Haynes sống cùng vợ là bà Lisa ở Huntington, Vermont, Mỹ. Thay vì đi làm công việc bình thường kiếm tiền như mọi người, ông Roy và vợ đã quyết định mở trung tâm từ thiệncos tên là Save Our Strays để cứu giúp các con vật đáng thương. Để có tiền duy trì hoạt động của trung tâm, ông Roy đã cố gắng cắt giảm mọi chi phí sinh hoạt hết mức có thể, đến nỗi bị gọi là thiên hạ đệ nhất tằn tiện.
Được biết, ông Roy chưa từng bỏ qua bất kỳ một cách thức nào để cắt giảm tối đa phí sinh hoạt. Cụ thể, mỗi khi đi siêu thị mua hoa quả như cherry hay nho, ông đều tỉ mỉ lặt hết cành trước khi đem cân và thanh toán chúng. Thông thường, chúng ta thường vứt vỏ chuối đi mà chẳng nghĩ ngợi gì nhưng người đàn ông này lại tái sử dụng nó để đánh bóng đôi giày của mình.
Đối với khăn ăn, ông Roy sau khi sử dụng không hề vứt đi mà rửa lại chúng, sấy khô để dành cho lần sau. Ông làm điều tương tự với những chiếc đĩa nhựa và điều đó giúp gia đình người đàn ông này tiết kiệm khoảng 100 USD (2,3 triệu đồng)/năm.
Trên thực tế, ông Roy tái sử dụng lại gần như mọi món đồ, từ túi đựng cà phê cho đến chỉ nha khoa. Ngay cả khi bà Lisa có ý định xài tiền, dù chỉ là một đồng, thì ông Roy vẫn khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
"Chồng tôi cố hết sức ngăn cản tôi xài tiền và điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng khó chịu" - bà Lisa chia sẻ.
"Chúng tôi có thẻ tín dụng nhưng không sử dụng nó bừa bãi. Tôi đã 'đông lạnh' tấm thẻ để mỗi khi muốn dùng, chúng tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì không dễ dàng gì để 'rã đông' nó" - ông Roy vừa nói vừa khoe tấm thẻ đã được "đông lạnh" trong tay. Trong trường hợp bà Lisa muốn dùng thẻ, bà sẽ phải tốn không ít công sức mới lấy được tấm thẻ ấy ra khỏi khối đá lạnh.
Dù vậy nhưng ông Roy vẫn chở vợ mình ra ngoài hẹn hò mỗi tháng một lần, dù thỉnh thoảng đó chỉ là chuyến đi đến... trạm xăng. Có lần, ông Roy "hào phóng" hơn khi đưa bà Lisa đi xem phim nhưng ông nhất quyết không trả tiền mua bắp nước. Thay vào đó, vì biết rạp phim sẽ refill nước và bắp rang miễn phí nên ông Roy đã lôi từ... thùng rác túi đựng bỏng ngô và 2 chiếc cốc đã qua sử dụng. Sau khi rửa sơ chúng, ông Roy nhận nước miễn phí và đưa một cốc cho vợ mình.
"Tôi yêu vợ và tôi cố gắng hết sức để làm hài lòng bà ấy mà không phải tiêu tốn một đồng nào" - ông Roy chia sẻ.
Có lẽ trải qua hàng chục năm ở bên nhau, kể từ lần ông Roy tán tỉnh đầu tiên thì bà Lisa cũng đã quá quen với bản tính tiết kiệm đến keo kiệt, bủn xỉn của chồng mình. Theo lời kể của bà Lisa, chi phí đám cưới của 2 người khi đó chỉ vỏn vẹn 70 USD (khoảng 1,6 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại). Trên đường về nhà từ lễ cưới, vợ chồng bà Lisa dừng lại ở một cửa hàng McDonald's nhưng không mua gì. Thay vào đó, ông Roy đã lấy số gạo nhặt được khi hàng xóm tung lên chúc mừng ngày vui của họ để nấu bữa tối tân hôn.
Có lần, ông Roy cũng thể hiện sự lãng mạn của mình bằng cách tặng vợ bó hoa hồng nhưng không lâu sau lại bị bà Lisa "vạch trần" rằng chúng được chồng mình nhặt từ nhà tang lễ, sau khi bị người ta vứt đi.
Chưa dừng lại ở đó, trình độ tiết kiệm thượng thừa của ông Roy từng khiến vợ mình xấu hổ muốn "độn thổ". Đó là lần ông Roy đưa vợ đến nhà hàng nhưng thay vì gọi món, ông lại "mặt dày" xin thức ăn thừa của bàn bên cạnh để mang về nhà. Đối với ông Roy, điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này chính là những thứ miễn phí.
Với lối sống tằn tiện hết mức có thể, ông Roy ở tuổi ngoài 60 không hề bị vướng bận bởi những món nợ, không phải trả tiền mua nhà, mua xe và vợ chồng ông cũng chẳng có con. Ông chỉ kiếm được hơn 15.000 USD (345 triệu đồng)/năm vì không có công việc ổn định. Chinh vì vậy, để có tiền vận hành trung tâm từ thiện, ông Roy và vợ phải sống tiết kiệm hết mức có thể.
(Nguồn: The Sun)
Pháp luật và bạn đọc