MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood!

05-05-2021 - 19:33 PM | Sống

Dành tặng những người dân làm nghề chèo thuyền, ngợi ca những người góp phần bảo tồn quần thể di sản thế giới Tràng An - "cái hồn" của phần rìa Nam vùng châu thổ sông Hồng.

“MỆT” là từ vừa đủ để diễn tả hết cảm xúc của tôi sau khi chèo hết một vòng sông: Ngô Đồng, Sào Khê và Đền Vối để ngắm Tràng An. Thật ra, điều đó chẳng ai ép một du khách đến đây chiêm bái cảnh đẹp nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn muốn có những trải nghiệm đáng nhớ, không biết những người ngoài 60 tuổi ở đây làm cách nào để có thể chèo liên tục 3 giờ liền, chở 4 khách mỗi chuyến đi nhỉ? Nếu không trả lời là “quen” thì cũng chẳng biết phải dùng từ nào để hợp lý hóa câu chuyện này.

Đây có lẽ chưa phải là những tấm ảnh đẹp nhất nhưng là một món quà dành tặng những người dân làm nghề chèo thuyền, ngợi ca những người góp phần bảo tồn quần thể di sản thế giới Tràng An.

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 1.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 2.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 3.

Ở Tràng An có gần 2.000 chiếc thuyền chèo nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

5 năm trước, dân Tràng An ngừng cấy phục vụ phim, kết quả 5 năm sau bất ngờ hơn mong đợi

Năm 2016, Đoàn làm phim Kong: Đảo Đầu lâu ghi hình ở Tràng An kéo dài gần 1 tháng trời. Phim trường Kong sau đó được phục dựng là Làng thổ dân và từ những ảnh hưởng này, suốt nhiều năm liền Tràng An được lòng khách du lịch trong và ngoài nước. Thời điểm đoàn quay phim công tác tại Tràng An, người dân nơi này phải tạm dừng toàn bộ công việc. Mãi đến 1 tháng sau khi đoàn phim di chuyển và đóng máy cảnh quay công việc mới được tiếp tục trở lại.

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 4.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 5.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 6.

Những thước phim bom tấn tầm Hollywood được quay ở Tràng An, Ninh Bình, Việt Nam.

“Ở Tràng An trước kia có làng Hoa Lư với nhiều túp lều, do ban quản lý phục dựng từ bối cảnh phim Kong. Làng này khi ấy thu hút đông đảo khách du lịch. Có một đội dọn dẹp hỗ trợ phục vụ những cảnh quay của đoàn phim. Dân trong khu vực thì nghỉ cấy ở nhà vài hôm, người ta kín đáo lắm, khó mà vào trong”, một người tiết lộ với chúng tôi.

Kỳ lạ một điều rằng, người dân Tràng An không lấy làm ấn tượng với những thước phim bom tấn tầm Hollywood ở Việt Nam. Với họ, khách du lịch chỉ có đông hơn hoặc ít đi còn những chuyện khác có lẽ đều là chuyện ngoài lề.

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 7.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 8.

Du lịch Tràng An sau mùa dịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Mặc dù người dân ít nhiều cũng khẳng định sự thưa thớt nhưng đây có lẽ cũng chính là thời gian tuyệt vời nhất để "bình ổn những cái đã từng, khôi phục những cái đã hỏng và phát triển những cái mới hơn", một người nào đó đã nhận xét như vậy!

"Sau bộ phim ấy khách đến tham quan đông lắm, vắng chỉ có lúc dịch thôi, vài tháng trở lại đây khách cũng bắt đầu đổ về đông đúc lại rồi nhưng so với trước thì không bằng chị ạ", một người hướng dẫn viên nói.

Trên dòng Sao Khê, nghe người dân kể chuyện làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam

Khi hỏi một người từng ghé Tràng An điều khiến họ ấn tượng nhất là gì thì ngoài dòng sông xanh chen chân giữa những dãy núi cao ngút ngàn, bạn sẽ nghe rất ít, thậm chí là hiếm hoi thông tin về những người làm nghề chèo thuyền. Mặc dù, khách du lịch sẽ có hơn 2 giờ liền ngồi trên thuyền đi một vòng quần thể di sản thế giới này.

Đó là câu chuyện rất “mướt" khi chúng tôi ngồi trên chiếc thuyền gỗ dài khoảng 2.5 mét, rộng nửa mét để đi một vòng Tràng An và được dịp trò chuyện với một người dân sống ở đây gần 20 năm.

Chú Tuân sinh năm 1956 ở Tràng An, hơn chục năm chèo thuyền đưa hàng nghìn lượt khách ngắm Tràng An chú Tuân đương nhiên tường tận hết mọi ngóc ngách ở đây. Và chắc chắn rằng sẽ chẳng có câu chuyện nào tại đây thuyết phục bạn hơn là câu chuyện được kể từ miệng của một người dành cả đời để sống ở đây.

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 9.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 10.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 11.

Người dân Tràng An làm việc ở đây vì họ quen đất, quen người. Họ không đòi hỏi bỏ quê lên phố, họ sống quen với chính sách cải tạo, xây dựng của Tràng An.

“Một tuần một chuyến, đắt thì được 2 - 3 chuyến mỗi tuần, đợt dịch có khi cả tháng mình mới có một chuyến, mỗi chuyến chèo khoảng 15 - 20km cả đi cả về", ông Tuân nói.

Đó là thông tin và dữ liệu đầu tiên một du khách chưa từng đến Tràng An như tôi nắm được. Mỗi tuần chèo một chuyến, có khi vài tuần mới được một chuyến. Trung bình cứ như thế, mỗi tháng người dân nơi đây có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng. Tháng cao điểm mỗi tuần chèo 3, 4 chuyến có khi lên 5 - 6 triệu đồng.

“Cái này là thu nhập chính đó chứ không phải nghề tay trái hay nghề tay phải gì. Đa số người chèo ở đây đều là dân Tràng An. Bình thường có chuyến thì chèo còn không có thì người dân vớt rong, dọn dẹp trên sông. Đấy, như những người ở kia là vì không có chuyến chèo nên họ đi vớt rong”.

Phải được hỏi thì chú Tuân mới bộc bạch được vài dòng. Không than khổ, không chê bai cái nghề đơn giản nhưng mất khá nhiều sức của mình.

- Chú mệt không chú? Con chèo một chút mà đã mệt rồi!

- Không, chú quen rồi. Mùa này còn ít khách. Hai ba ngày, đến 1 tuần mới có 1 chuyến cháu ạ.

“Quen” thật ra chính là từ thể hiện sự hài lòng với nhịp sống hiện tại của một người. Nhiều du khách khi đến đây ít ra cũng từng ước được làm việc ở Tràng An bởi sự hữu tình của non xanh nước biết.

Nhưng phải chính là người cầm mái chèo, đi trên mảnh đất này được sinh ra ở đây mới hiểu bất kỳ điều gì cũng đều phải bắt đầu từ sự kiến tạo. Người dân Tràng An làm việc ở đây vì họ quen đất, quen người. Họ không đòi hỏi bỏ quê lên phố, họ sống quen với chính sách cải tạo, xây dựng của Tràng An. Họ thay đổi và bồi đắp cái tình cho nơi họ sống từ khi nó chưa trở thành di sản lẫy lừng khắp năm châu bốn bể.

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 12.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 13.

Người dân ở đây đa phần thường là nông dân chân chất, có một chút nào đó giống với người dân miền Tây. Để nuôi gia đình, họ cần mẫn và họ gần như gắn bó với Tràng An như chính hơi thở của mình vậy.

- Chú làm thu nhập như vậy thì có đủ sống ở đây không?

- Đủ, vừa đủ để nuôi gia đình.

- Sao chú không làm thêm, buôn bán chẳng hạn?

- Không, như vậy đủ sống rồi. Hôm nào đi làm thì đi còn hôm nào không đi thì ở nhà.

Người dân ở đây đa phần thường là nông dân chân chất, có một chút nào đó giống với người dân miền Tây. Để nuôi gia đình, họ cần mẫn và họ gần như gắn bó với Tràng An như chính hơi thở của mình vậy.

Chuyện “treo thuyền” khiến hàng nghìn người dân làm nghề chèo ở Tràng An “sợ”

Theo tìm hiểu, 2.000 chiếc thuyền chia ra làm 30 tổ, mỗi tổ đều có tổ trưởng, tổ phó. Những người dân làm nghề chèo thuyền ở Tràng An đặc biệt phải tuân thủ đầy đủ những quy định về việc đảm bảo an toàn cho du khách.

Khi chúng tôi vừa cởi áo phao khỏi người để mong muốn có được những bức ảnh đẹp nhất mà không vướng víu, chú Tuân lập tức nhắc khéo: "Khi nào chụp ảnh xong cháu mang áo phao vào nhé, kẻo bảo vệ họ thấy lại phạt. Vi phạm nhiều lần là treo thuyền đấy cháu ạ".

Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 14.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 15.
Người dân Tràng An lần đầu kể chuyện 20 năm làm nghề ở quần thể di sản đẹp nhất Việt Nam: Một thời rực rỡ từ những thước phim Hollywood! - Ảnh 16.

Những quy tắc được Ban quản lý khu du lịch Tràng An đề ra luôn tồn tại âm thầm và khiến hàng nghìn người dân tuân theo. Đó có lẽ cũng chính là những yếu tố giúp Tràng An trở thành một trong những di sản quốc gia đặc biệt và chất lượng nhất!

Chúng tôi nghe được chuyện du khách đến đây thường bỏ áo phao để chụp ảnh, theo quy định người chủ thuyền sẽ phải nhắc nhở khách để đảm bảo quy tắc an toàn. Khi bảo vệ đứng trên bờ phát hiện chủ thuyền để khách trong tình trạng không có áo phao sẽ bị lập biên bản phạt từ vài trăm hoặc nặng hơn là “treo thuyền”.

- Chú đã bao giờ bị treo thuyền chưa?

- Chưa cháu ạ nhưng ở đây đã có người bị treo thuyền. Quy định ở đây mình phải tuân theo, nhiều đếm không xuể nhưng phạt nặng nhất là treo thuyền.

Sau hơn 2h đồng hồ ngồi có được những cảm nhận chân thật nhất khi ngồi trên thuyền ngắm qua một vòng Tràng An. Những quy tắc được Ban quản lý khu du lịch Tràng An đề ra luôn tồn tại âm thầm và khiến hàng nghìn người dân tuân theo. Đó có lẽ cũng chính là những yếu tố giúp Tràng An trở thành một trong những di sản quốc gia đặc biệt và chất lượng nhất!

Theo Bảo Trân - Ảnh Đoàn Bảo Phương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên