MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người dân Trung Quốc đang phải chịu rét để... làm sạch không khí

22-12-2017 - 22:15 PM | Tài chính quốc tế

Số liệu của hãng BP Plc cho thấy Trung Quốc vẫn đang sử dụng than cho 64% nhu cầu năng lượng trong khi khí đốt chỉ chiếm 5% vào năm 2015. Việc chính quyền áp dụng các chính sách cứng rắn nhằm thay đổi quá nhanh đang khiến đời sống của các hộ dân nghèo bị đảo lộn trong mùa đông năm nay.

Trong bản tuyên bố vào tháng 10/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra kế hoạch 5 năm nhằm làm sạch không khí, chống lại ô nhiễm môi trường. Hưởng ứng chiến dịch này, các cơ quan chức năng đã siết chặt quản lý việc sử dụng than trong đời sống người dân và khuyến khích thị trường khí đốt nhằm cải thiện chất lượng không khí.

Chính điều này đã đẩy giá khí đốt tại Trung Quốc tăng 28% lên 5.636,7 Nhân dân tệ tính đến cuối tháng 11/2017, khiến cho nhiều hộ gia đình nghèo gặp khó khăn khi muốn được sưởi ấm với chi phí thấp. Tồi tệ hơn, việc hệ thống khí đốt chưa được hoàn thiện và phủ sóng khắp cả nước đã khiến nhiều khu vực lâm vào tình trạng rét lạnh.

Gia đình của ông Liu Yinguang tại làng Lirangdian phía Nam thủ đô Bắc Kinh là một ví dụ. Nhà ông Liu đã đợi hàng tháng trời nay để được công ty khí đốt cung cấp nhiên liệu cho lò sưởi nhưng vẫn chưa nhận được thứ họ mong muốn. Bởi vậy, vài tháng nay gia đình ông phải sống trong cái lạnh (-9) độ C.

Nhiều vùng của Trung Quốc được báo cáo là thiếu nguồn sưởi ấm

Nhiều vùng của Trung Quốc được báo cáo là thiếu nguồn sưởi ấm

Thông thường, những gia đình lao động nghèo như của ông Liu sẽ đốt than sưởi ấm bởi nguyên liệu này rẻ cũng như nguồn cung khá dồi dào. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã siết chặt quản lý, phạt nặng những hộ tự ý sử dụng than nhằm hưởng ứng chính sách của trung ương. Làng Lirangdian xây dựng hẳn một ủy ban kiểm tra việc sử dụng khí đốt và phát mỗi hộ gia đình 2.000 Nhân dân tệ nếu vi phạm lệnh cấm.

Do đó, dù hộ ông Liu có trẻ nhỏ mới 8 tuổi nhưng các quan chức vẫn yêu cầu gia đình này kiên nhẫn trước khi công ty khí đốt có thể kết nối đường ống đến. Tuy vậy, dù đã đóng 1.200 Nhân dân tệ để kết nối với hệ thống khí đốt nhưng gia đình ông Liu vẫn phải tiếp tục chờ đợi trong mùa đông lạnh này.

Thực trạng của hộ ông Liu cho thấy chiến dịch làm sạch không khí tại Trung Quốc đang gặp rất nhiều vấn đề khi chính quyền địa phương đã quá vội vã trong việc cấm sử dụng than vào mùa đông bất chấp hệ thống khí đốt chưa được triển khai hết, qua đó tạo nên nhiều rủi ro cho các hộ nghèo.

Giá khí đốt tại Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2017 (Nhân dân tệ)

Giá khí đốt tại Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2017 (Nhân dân tệ)

Số liệu của hãng BP Plc cho thấy Trung Quốc vẫn đang sử dụng than cho 64% nhu cầu năng lượng trong khi khí đốt chỉ chiếm 5% vào năm 2015. Việc chính quyền áp dụng các chính sách cứng rắn nhằm thay đổi quá nhanh đang khiến đời sống của các hộ dân nghèo bị đảo lộn trong mùa đông năm nay. Tại nhiều địa phương như làng Lirangdian, chính quyền đã buộc phải lặng lẽ để yên cho các hộ gia đình đốt than trở lại để sưởi ấm khi công ty khí đốt không thể phủ sống đến các vùng này.

Ông Liu cho biết khi liên hệ với công ty chịu trách nhiệm lắp đường ống khí đốt, hãng Betsun Energy, họ cho biết đã làm mất hồ sơ của gia đình ông. Việc liên lạc bằng điện thoại hay thư điện tử đến doanh nghiệp này cũng bị từ chối trong vài ngày nay.

Cổ phiếu của công ty China Gas, nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho các vùng nông thôn Trung Quốc, tăng mạnh từ đầu năm đến nay

Cổ phiếu của công ty China Gas, nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho các vùng nông thôn Trung Quốc, tăng mạnh từ đầu năm đến nay

Năm 2016, chính quyền Bắc Kinh ban hành hệ thống đánh giá “môi trường xanh” với các chính quyền địa phương, qua đó khen thưởng hoặc xử phạt với các quan chức nếu họ không đạt được chỉ tiêu bảo vệ môi trường không khí.

Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu khiến 50% số hộ gia đình ở miền Bắc nước này sưởi ấm bằng khí đốt vào năm 2019 và nâng lên 70% vào năm 2021. Kế hoạch 5 năm của Chủ tịch Tập cũng hướng Trung Quốc tiêu thụ 10% lượng điện bằng khí đốt vào năm 2020.

Theo AB

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên