Người EQ cao dù cho tiền cũng không nói 3 điều
Nguyên tắc quan trọng nhất khi giao tiếp của người EQ cao chính là luôn tôn trọng và thấu hiểu. Cho dù hoạt ngôn hay không, họ cũng không bao giờ nói 3 điều sau kẻo dễ làm mất lòng người khác.
- 26-09-2022Cao thủ kiếm tiền nhưng "lắm tài nhiều tật" bậc nhất nước Nga: Ăn chơi không thiếu gì, từng "ôm mộng" tranh cử Tổng thống nhưng nhận cái kết bất ngờ
- 24-09-2022Vì sao máy bay thương mại thường được vuốt cong ở cánh? Chi tiết nhỏ nhưng "có võ"
- 22-09-2022Nỗi khổ không ai thấu của IT - nghề “nghìn USD”, nhưng cũng “nghìn bệnh”
Không ít trường hợp các mối quan hệ thân thiết dần trở nên lạnh nhạt, càng nói chuyện càng phát hiện ra đặc điểm không hợp với nhau. Thế là, dần dần chúng ta đánh mất một người bạn mà còn không hiểu nguyên nhân ở đâu.
Đây chính là trường hợp thường thấy trong quan hệ giữa người với người. Bạn cảm thấy quan hệ đôi bên rất hài hòa, nhưng đối phương lại ngày một xa lánh.
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta có thể quá quan tâm đến nội dung mà quên đi cách thức biểu đạt chúng. Có những vấn đề rất bình thường, nhưng thông qua ngữ khí và giọng điệu nói chuyện khác nhau sẽ đem tới cảm giác khác nhau cho người nghe. Đó có thể là những “ngòi nổ” vô tình phá hoại tình cảm của mọi người.
Do đó, người EQ cao không chỉ biết lựa chọn điều gì nên nói, điều gì không nên nói, mà họ còn khéo léo nắm giữ cách nói chuyện để truyền tải thông điệp một cách linh hoạt hơn.
1. Tránh nói lời quá thẳng về yếu điểm của người khác
Một thí nghiệm tâm lý cho thấy, người khác đánh giá về con người bạn thông qua cách nói chuyện nhiều hơn là cách ăn mặc ra sao và cư xử thế nào. Ấn tượng mà lời nói để lại thường kéo dài rất lâu. Cho dù sau này, người ta có thể quên đi nội dung cuộc nói chuyện, nhưng cảm xúc mà cuộc nói chuyện để lại thì vẫn ghi dấu trong ký ức của mỗi người.
Do đó, trong giao tiếp, mọi người nên tránh cách nói chuyện quá thẳng thắn, đặc biệt là khi nói về yếu điểm của người khác. Những lời nói thẳng không phải lúc nào cũng tốt. Đôi khi, chúng có thể trở thành vũ khí sắc nhọn, gây tổn thương cho người nghe. Đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp.
Trong cuộc sống, có một số người luôn thích đánh giá người khác bất kể trường hợp nào. Họ đưa ra nhận xét thẳng thắn với ý tốt, mong muốn đối phương hoàn thiện bản thân, ngày một trở nên tốt đẹp hơn, nhưng chính vì nói quá thẳng nên thường làm mất lòng nhiều người.
Bạn phải biết rằng người biết ăn nói có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác. Dù không sở hữu ngoại hình ưa nhìn, không có quan hệ “ô dù” nâng đỡ nhưng nhờ tài ăn nói giỏi, rất nhiều người vẫn sẽ có được sự nghiệp tốt.
2. Tránh truyền tải cảm xúc quá đà
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ nghĩ rằng ngoại cảnh đã làm cho cảm xúc của chúng ta bị ảnh hưởng. Mặc dù nên bày tỏ cảm xúc của mình với một người bạn để trút bỏ gánh nặng trong lòng, nhưng bạn nên tìm kiếm một cách giải tỏa thích hợp. Đừng dồn những cảm xúc quá mức của mình vào lời nói hay hành động, vì điều đó sẽ khiến bạn đánh mất khả năng tự chủ, rồi vô tình gây tổn thương mọi người xung quanh.
Những lời giận dữ, phàn nàn, trách móc hay chì chiết… sẽ giống như một chiếc mỏ neo, cắm sâu vào tâm trí của người khác. Không chỉ đương sự day dứt trong lòng, người ngoài cuộc cũng sẽ nhớ mãi cảnh tượng ấy. Sau này, mỗi lần hồi tưởng về bạn, một con người với đầy cảm xúc tiêu cực sẽ hiện ra trong tâm trí. Ấn tượng của bạn trong lòng mọi người đã bị định hình một cách tiêu cực như vậy, rất khó để có thể xóa đi làm lại.
Do đó, trước khi nói chuyện, hãy tự nhủ rằng: Lời nói thiện có thể được ghi nhớ và lời nói xấu có thể tránh được.
Muốn thay đổi được điều này thì chỉ cần tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách là có thể chữa khỏi. Trong cuộc sống, nếu bạn có một số hành vi và cảm xúc thái quá, bạn phải học cách tự điều chỉnh cảm xúc ngay lập tức. Hãy dành thời gian một mình để suy nghĩ về điều đó, dừng lại khoảng 5 đến 10 giây trước khi nói chuyện để cân nhắc từ ngữ. Đồng thời, nỗ lực duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng để không còn hành vi xấu gây xúc phạm người khác vì cảm xúc tiêu cực của mình.
3. Không bao giờ tỏ thái độ hơn thua
Trong mối quan hệ giữa người với người, việc tranh luận đúng sai là điều không thể tránh khỏi được. Tuy nhiên, người thông minh thực sự sẽ không bao giờ tham gia vào những cuộc hơn thua vô vị này. Họ hiểu rõ rằng, nếu muốn chiến thắng đối phương, bản thân phải không ngừng tìm cách công kích. Khi đó, vấn đề không còn là “ai hơn, ai kém” nữa mà đã nâng cấp thành một đấu tranh để “hạ bệ” nhau.
Một chiến thắng như vậy không giúp bạn “thắng”, mà thậm chí còn khiến bạn “thua” nhiều hơn. Thua mất mối quan hệ, thua trong cả ấn tượng của người khác. Vì những người thích thắng thua thường cứng rắn, xét về góc độ tâm lý thì những người như vậy là người ích kỷ và độc đoán, dù có kết thân với người nào rồi cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn.
Thực tế, người khôn ngoan sẽ không “đâm đầu” vào những cuộc tranh luận hơn thua vô nghĩa. Những cuộc tranh luận của một số người có vẻ là nói hay, nhưng thực tế, đây là một kiểu ngụy biện, và nó cũng là một trò đùa trong mắt người khác. Người có EQ cao thực sự sẽ luôn biết cách đòi quyền lợi cho bản thân một cách hợp lý, sử dụng tài ăn nói của mình đúng nơi đúng chỗ. Họ giành chiến thắng cuối cùng cho chính họ mà không làm mất lòng người khác. Nếu không đảm bảo điều kiện tiên quyết này, tốt nhất bạn nên dừng lại ở đó.
Giao tiếp là một loại kiến thức, cũng là một nghệ thuật. Trong cuộc sống, ăn nói cần phải có kỹ năng, cảm nhận được tâm trạng và góc nhìn của người khác, có như vậy thì mới được mọi người yêu mến.
Phụ nữ Việt Nam