Người EQ cao không tuỳ tiện nói 3 điều này, trong khi người EQ thấp gặp ai cũng kể
Người EQ cao không dễ dàng chia sẻ 3 điều này với người khác. Họ luôn biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói.
- 24-11-2024Nhà tuyển dụng: “Sếp và bạn cũ cùng mượn xe, bạn sẽ cho ai mượn?”, người EQ cao trả lời không thể bắt bẻ
- 23-11-20242 đứa con “gây hoạ” trong bữa tiệc, câu nói của người bố khiến khách khứa thầm đánh giá: EQ cao quá!
- 22-11-20243 câu "cửa miệng" của những đứa trẻ có EQ cao, không chỉ phụ huynh mà ai nghe xong cũng thấy mát lòng
Tôi từng nghe một câu nói: "IQ là trí thông minh, khi kết hợp với trí tuệ cảm xúc (EQ) đủ cao, sẽ là sự khôn ngoan thật sự”.
Khi còn trẻ, nhiều người xem nhẹ các mối quan hệ xã hội. Bước sang tuổi trung niên, sau thời gian trải nghiệm ngoài xã hội, hầu hết mọi người sẽ nhận ra rằng chìa khóa dẫn đến sự thành công, phát triển đường dài của một người, phụ thuộc nhiều vào EQ (trí tuệ cảm xúc). Việc vận dụng EQ không chỉ quan trọng trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Trong giao tiếp, những người EQ cao sẽ không chia sẻ về 3 điều này, nhưng những người EQ thấp lại có thể chia sẻ với bất kỳ ai họ gặp.
Không nói chuyện riêng của gia đình ở nơi làm việc
Trong cuộc sống, không phải điều gì cũng phù hợp để chia sẻ với người khác và cũng không phải ai cũng đáng tin cậy.
Dù bạn có quan hệ tốt với đồng nghiệp đến đâu, bạn cũng không nên chia sẻ nhiều về chuyện riêng tư của mình. Mọi người đến công ty là để làm việc và kiếm tiền, không phải để nghe người khác than vãn chuyện riêng.
Tôi từng có một đồng nghiệp cũ, chúng tôi đều gọi cô ấy là chị Vương. Chị Vương thường xuyên chia sẻ chuyện riêng của gia đình với các đồng nghiệp, đặc biệt là khi ở nhà xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Mỗi khi có vấn đề, chị ấy sẽ phàn nàn với các đồng nghiệp.
Một lần, chị Vương cãi nhau với mẹ chồng. Mẹ chồng nói rằng, chị Vương suốt ngày mua sắm online, chi tiêu hoang phí và không biết cách quản lý chi tiêu. Chị Vương cảm thấy khó chịu vì chị cho rằng mình tính toán kỹ khi chi tiêu, nhưng mẹ chồng lại không hiểu điều đó, luôn phàn nàn khi thấy các gói hàng trước cửa.
Chị Vương kể cho đồng nghiệp nghe, họ là những người đồng nghiệp đều trẻ, chưa lập gia đình, không hiểu câu chuyện mẹ chồng và nàng dâu. Vì thế mà những người đồng nghiệp đều lên tiếng bênh vực chị Vương, phản đối ý kiến của mẹ chồng. Chị Vương càng cảm thấy ấm ức.
Về nhà, chị Vương lại tiếp tục cãi nhau với chồng vì không đứng về phía chị. 2 người liên tục cãi vã, tình cảm rạn nứt và cuối cùng dẫn đến việc phải ly hôn. Sau khi ly hôn, lại gặp phải việc công ty cắt giảm nhân sự, vì chị Vương không chuyên tâm vào công việc nên chị là một trong những người nằm trong danh sách nhân viên bị cắt giảm nhân sự. Kết quả là chị Vương ly hôn và thất nghiệp.
Sau khi Vương nghỉ việc, một đồng nghiệp đã nói: “Vấn đề lớn nhất của chị Vương là nói chuyện gia đình ở công ty. Vốn dĩ chỉ là chuyện nhỏ, nếu 2 người nhường nhịn nhau thì mọi việc đã có thể giải quyết, nhưng lại bị người khác nói thêm vào, khiến vấn đề ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng, sự việc không còn cách nào cứu vãn”.
Đừng tùy tiện kể chuyện riêng của gia đình cho người khác. Và cũng không nên dễ dàng đánh giá chuyện gia đình của người khác, nếu bạn không hiểu rõ câu chuyện gia đình của họ, bạn không thể đưa ra được lời khuyên hợp lý.
Giữa các đồng nghiệp, hãy giữ mối quan hệ hài hòa trong công việc nhưng nên giữ khoảng cách trong chuyện riêng tư. Đó mới là cách ứng xử hợp lý.
Không tiết lộ lương, thưởng của bản thân với người ngoài
Nhiều người thường có sở thích hỏi thăm về thu nhập của người khác. Tiền lương, thu nhập là vấn đề mang tính cá nhân, riêng tư.
Một số người có tâm lý so sánh. Khi họ biết về thu nhập của bạn, nếu thu nhập của bạn cao hơn họ, điều này dễ gây ra sự ghen tỵ. Trong trường hợp họ hỏi vay tiền, khi bạn không cho vay, cũng dễ gây ra tình huống khó xử. Nếu họ biết thu nhập của bạn thấp, mặc dù họ không coi thường bạn, nhưng bạn cũng dễ có cảm giác tự ti.
Một người dùng MXH tên Hạ Hạ từng chia sẻ câu chuyện của mình. Cách đây một thời gian, một người bạn lâu ngày không liên lạc, đột nhiên gọi điện cho cô ấy. Hạ Hạ cảm thấy kỳ lạ. Bạn học mời Hạ Hạ ăn cơm, cô ấy cũng đồng ý. Trong bữa ăn, người bạn học hỏi về lương, thưởng của Hạ Hạ.
Bạn học hỏi: “Đến cuối năm rồi, các công ty đều thưởng, công ty bạn có thưởng nhiều không?”.
Hạ Hạ không suy nghĩ nhiều, liền trả lời: “Có, công ty mình thưởng cuối năm là 2 tháng lương”.
Bạn học lập tức hỏi tiếp: “Thưởng của các bạn là bao nhiêu vậy?”.
Hạ Hạ khiêm tốn nói: “Công ty tớ thưởng cũng không nhiều, khoảng 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng)”.
Nghe xong, người bạn học liền nói: “Công ty mình không có đãi ngộ tốt như bạn. Mình định đổi nhà mới, nhưng tài chính vẫn thiếu một chút tiền, mình có thể mượn 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng) từ bạn không?”.
Hạ Hạ cảm thấy hối hận, vì đã lỡ tiết lộ tiền thưởng, bây giờ quyết định cho mượn hay không mượn cũng khó xử.
Bạn học tiếp tục phàn nàn, Hạ Hạ không thể từ chối, chỉ có thể nói: “Tớ không thể cho bạn mượn 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng) được, chỉ có thể bạn cho mượn 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) được thôi”.
Cuối cùng, Hạ Hạ phải cho bạn học mượn tiền, dù trong lòng cô ấy rất hối hận nhưng tiền đã cho mượn rồi, giờ Hạ Hạ chỉ có thể mong bạn học trả lại đúng hạn.
Đôi khi, bạn nên cẩn trọng với các cuộc trò chuyện bỗng dưng đến một cách "bất ngờ". Nhiều người tìm cách dò hỏi tình hình tài chính của bạn, hỏi về thu nhập của bạn, có thể họ có mục đích riêng. Để tránh rơi vào tình huống khó xử, tốt nhất là không tiết lộ tình hình tài chính của mình với người khác.
Không nói xấu sau lưng người khác
Nguyên tắc đầu tiên ở nơi làm việc là không nói xấu sau lưng người khác. Trên đời này không có bức tường nào mà không lọt gió, sẽ có một ngày những lời bạn nói về người khác nói sẽ truyền đến tai của họ.
Ngay cả khi không bị lộ, mọi người cũng sẽ dần dần xa lánh bạn. Trong mắt họ, bạn sẽ là người luôn nói sau lưng người khác. Vì hôm nay bạn có thể nói xấu người khác trước mặt họ, ngày mai bạn cũng sẽ nói xấu họ với những người khác. Họ không muốn ngày nào đó bị bạn bàn tán sau lưng.
Việc không bàn tán về người khác, không nói xấu sau lưng người khác là một nguyên tắc cơ bản trong cách ứng xử.
Bạn không nên chia sẻ với nhiều người về các vấn đề cá nhân, chuyện riêng tư của mình. Thu nhập và lương thưởng là chuyện riêng tư, không nên dễ dàng nói với người khác, vì điều này có thể gây ra nhiều rắc rối không đáng có.
Nếu bạn có thể nói những lời tốt đẹp về người khác thì đừng nói xấu họ, khi bạn đã tiết lộ bí mật cho “gió”, thì “gió” mang đến cả “khu rừng”.
Những người có EQ cao đều hiểu điều gì cần nói, điều gì nên làm. Biết điểm dừng, nắm được lúc tiến lúc lùi, không tiết lộ chuyện riêng tư, cũng không bàn tán về người khác sau lưng họ, đây là sự khôn ngoan cần thiết trong giao tiếp.
Theo Aboluowang
Thanh niên Việt