Người giàu bật mí: 3 điều người nghèo bị ‘thôi miên’ còn chúng tôi thì không bao giờ đụng tới!
Theo Warren Buffett, người giàu đủ khôn ngoan để tránh những cái bẫy nghèo đói, trong khi người nghèo thì chỉ muốn bán mạng lao vào đó mà tưởng rằng đó là ‘mật ngọt’.
- 07-01-2024Thị phần của EU trong xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm xuống 0
- 07-01-2024Nhật Bản: Phát hiện hiểu lầm chết người của phi công máy bay cảnh sát biển?
- 07-01-2024Mỹ đình chỉ bay Boeing 737 MAX 9 sau sự cố rơi cửa thoát hiểm
Theo Warren Buffett, để thoát khỏi đói nghèo, bạn cần nhận ra những bất cập trong các hành vi của mình, và sau đó cải thiện chúng.
1. Người giàu luôn nghĩ ít, làm nhiều hơn so với người nghèo
Vì khi thất bại họ luôn học được nhiều hơn là thành công. Charlie Munger, đối tác và cũng là người bạn thân thiết của Warren Buffett từng nói: "Nếu tôi biết mình sẽ chết ở đâu, vậy thì tôi sẽ không bao giờ đi đến đó." Ngôn ngữ của Charlie Munger rất đơn giản, nhưng nó lại gây ấn tượng sâu sắc đối với kiến thức làm giàu của con người.
Mọi người thường có xu hướng bỏ qua điều này và mãi bận rộn theo đuổi thành công. Thế giới có hơn 8 tỷ người, môi trường trưởng thành, tư duy nhận thức đều khác nhau, dẫn đến con đường thành công cũng có muôn lối muôn nẻo. Vậy bạn nghĩ xem, liệu chúng ta có còn cần thiết đi nghiên cứu con đường thành công của người khác không?
Đáp án là cần thiết, nhưng phải vận dụng đúng cách! Bởi không phải kinh nghiệm thành công của ai cũng phù hợp để chúng ta học hỏi.
Ví dụ, có một người bắt đầu khởi nghiệp khi còn học đại học và đã đưa công ty lên sàn trong vòng vài năm sau khi tốt nghiệp. Liệu có ích gì nếu bạn so sánh thành công của người đó với chính mình? Hoàn toàn vô ích! Bởi vì anh ta có vốn kinh doanh, mà nền tảng đó thì không phải ai cũng có được. Trong trường hợp này, những người bình thường cần phải thực sự thận trọng.
Điều quan trọng hơn chính là có một số nhân tố thành công thực sự rất tiềm ẩn, cho dù chúng ta có nghiên cứu thì cũng chưa chắc có thể tìm ra được điểm mấu chốt.
Nhưng nghiên cứu sự thất bại thì lại khác!
Hàng ngàn người đã thất bại theo hàng ngàn cách, nhưng lý do thất bại có thể chỉ là quy về một vài loại. Ví dụ, quá mạo hiểm, tham lam, không hợp tác,...
Nghiên cứu những lý do dẫn đến thất bại và tránh thì có phải dễ dàng hơn để tiếp cận sự thành công hay không? Hơn nữa, lý do thất bại rất đơn giản, người bình thường vẫn có thể dễ dàng hiểu được.
Khi nghiên cứu sự thất bại, chúng ta không chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân thất bại của người khác, mà còn phải nghiên cứu những thất bại của chính mình! Vì bạn chỉ có thể làm tốt hơn khi bạn đã thật sự biết mình đã phạm sai ở đâu.
Do đó, hãy cứ hành động, đừng sợ thất bại. Đối với mỗi một sự việc bạn đã thất bại, hãy trả lời 2 hỏi sau đây: Tại sao tôi thất bại? Làm thế nào để tránh vết xe đổ vào lần sau? Chỉ cần vận dụng hợp lý cách thức vấn đáp này, bạn sẽ ngày càng kéo gần khoảng cách với sự thành công hơn.
2. Người giàu luôn nghĩ rằng họ không đủ thông minh, nhưng người nghèo nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ!
Có một hiện tượng kỳ lạ là người càng nghèo thì họ càng nghĩ mình đúng, và người giàu càng giàu họ sẽ càng cảm thấy mình có quá nhiều thứ không biết. Do đó có thể thấy, những ai muốn kiếm nhiều tiền thì nhất định phải nhận thức được một điều rằng kiến thức của họ cũng là một loại tài sản. Vì sự giàu có đến từ tư duy chứ không phải nỗ lực. Do đó, chúng ta phải luôn khiêm tốn và không ngừng nâng cao nhận thức của mình.
Tôi và một người bạn từng khởi nghiệp cùng lúc, nhưng do thái độ đối mặt với sự vật sự việc bất đồng, nên cuối cùng tôi kiếm được một số tiền, còn anh ấy thì không đạt được gì.
Anh ấy chỉ tin vào cách làm việc và khởi nghiệp truyền thống, luôn hoài nghi những thứ mới mẻ như tự quảng bá thương hiệu trên các nền tảng xã hội, thậm chí anh ấy còn nghĩ làm vậy là lừa gạt người khác, không trung thực. Mặc dù tôi cũng từng có những nghi ngờ tương tự ngay từ đầu, nhưng cuối cùng tôi lại nghĩ, nếu không làm có lẽ tôi sẽ bỏ lỡ một cơ hội. Vì vậy, tôi quyết định thử nó, và phát hiện ra cách thức này rất hữu dụng, từ đó tôi đã tìm hiểu thêm về các dạng hình thức quảng bá bằng nền tảng xã hội khác, thành công kiếm được nhiều tiền hơn.
Bạn bè của chúng tôi sau đó cũng tham gia, nhưng anh ta vẫn bướng bỉnh, kiên quyết phủ nhận mọi mặt hữu ích của các phương tiện truyền thông mới. Cuối cùng anh ta cũng vỡ nợ và bỏ cuộc.
Những người như Warren Buffett, dù đã rất thành công, nhưng ông vẫn khiêm tốn chấp nhận những ý kiến khác với mình, đó là lý do tại sao ông luôn cải thiện và ngày một tiến bộ. Hệ thống điện thoại di động và trò chơi cũng liên tục được cập nhật để nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về nhu cầu của người dùng. Vậy tại sao chúng ta không khiêm tốn hơn và tự vấn bản thân nhiều hơn?
Chìa khóa của thành công chỉ nằm trong một câu hỏi: "Nếu việc này khả thi thì ta nên làm nó như thế nào?"
Câu hỏi này có thể giúp chúng ta có một tư duy cởi mở, hoan nghênh những quan điểm khác biệt. Do đó, nếu bạn muốn tự do và giàu có, trước tiên bạn phải thay đổi nhận thức của mình. Ngừng việc cố chấp, thay vào đó hãy đón nhận những điều mới mẻ với một tâm hồn cởi mở!
3. Người giàu xem công việc là niềm đam mê, người nghèo xem công việc là kế sinh nhai
Kazuo Inamori, công việc đầu tiên của ông ấy không được trả lương, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ, thậm chí giải quyết được vấn đề về chỗ ở của mình. Khi Jack Ma thành lập Alibaba, mục đích không phải là để kiếm tiền, mà là để cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân.
Những người tài năng này không coi công việc là một phương tiện giúp họ sinh tồn, mà coi đó là một sở thích. Tuy nhiên, người nghèo lại nghĩ hoàn toàn ngược lại, họ coi công việc như một phương tiện kiếm sống và họ làm việc chỉ đơn giản là để lấp đầy dạ dày của mình.
Kazuo Inamori thành lập Kyocera vì ông đã mài giũa khả năng của mình bằng cách làm việc chăm chỉ trong công việc không được trả lương đầu tiên. Bên cạnh đó, tất cả tài năng đầu tư của Warren Buffett đều cũng không phải vừa sinh ra là đã có.
Trong công việc đầu tiên, Warren Buffett tuy chỉ là một nhân viên nhỏ, nhưng ông ấy rất dốc tâm dốc sức vào công việc kinh doanh của công ty. Ông không chỉ làm tốt công việc trong tay, mà còn thường xuyên tìm hiểu nội dung công việc của các vị trí khác và suy nghĩ về cách tối ưu hóa lợi ích cho công ty.
Vậy người bình thường, làm thế nào mới có thể thắp lên ngọn lửa đam mê trong công việc của mình? Hãy để tôi kể bạn nghe vài tuyệt chiêu nho nhỏ nhé!
Đầu tiên, Hãy cố gắng tìm một công việc mà bạn cảm thấy hứng thú. Khi chúng ta yêu thích công việc của mình, chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng mỗi ngày khi đi làm!
Thứ hai, tự tạo động lực. Hãy tự thưởng cho mình một phần thưởng nhỏ mỗi khi bạn hoàn thành một dự án nhỏ. Cách sống tích cực này giống như cách vận hành của một trò chơi vậy, nó sẽ khiến chúng ta sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn. Dần dần, bạn sẽ thấy rằng công việc đột nhiên trở nên thú vị và sống động hơn!
Vì vậy, hãy ngừng coi công việc như một phương tiện kiếm cơm. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể liên tục cải thiện bản thân và đạt đến đỉnh cao của cuộc sống!
Đời Sống Pháp Luật