Người giàu nhất thế giới làm gì khi bị chỉ trích?
Amazon vừa thông báo sẽ tăng mức lương tối thiểu cho toàn bộ nhân viên đang làm việc tại Mỹ lên 15 USD/giờ, bắt đầu từ tháng 11. Đây là quyết định nhận được nhiều lời ca ngợi nhưng cũng hứng không ít chỉ trích.
- 30-04-2018Ông chủ Amazon - Jeff Bezos sẽ không còn là người giàu nhất thế giới vì Microsoft
- 25-04-2018Đêm qua, người giàu nhất thế giới mất 4,5 tỷ USD
- 23-03-2018Bằng thứ này, Elon Musk sẽ trở thành người giàu nhất thế giới
Với tư cách là CEO của Amazon, Jeff Bezos đã quá quen thuộc với việc phân chia các quan điểm khác nhau. Theo Bezos, đó là một phần tất yếu trong quá trình trở thành một nhà lãnh đạo. Điều này hoàn toàn hữu ích.
“Nếu bạn đang có ý định thực hiện điều gì đó hoàn toàn mới hoặc khác biệt trên thế giới này, nó có thể là nguồn gốc của những sự hiểu lầm, đôi khi đó là những chỉ trích mang ý nghĩa tích cực, đôi khi đó là những chỉ trích mang thiên hướng cá nhân. Nhưng không sao, đó là một quá trình tất yếu”. Bezos chia sẻ hôm 2/10.
Jeff Bezos, CEO Amazon. Ảnh: Getty Images
Tạo dựng khuôn khổ
Để đối phó với các quan điểm trái chiều đó, Bezos chia sẻ rằng việc tạo dựng cho bản thân một khuôn khổ là rất quan trọng.
Đối với ông, nó có nghĩa là ông sẽ lắng nghe các chỉ trích đó, tự hỏi bản thân liệu nó có hoàn toàn chính xác hay không, hoặc ít nhất có chính xác trên một khía cạnh nào đó hay không. Sau đó, ông sẽ thay đổi nếu thấy cần thiết.
“Bạn lắng nghe chúng, bạn tự hỏi rằng liệu chúng có chính xác hay không, hoặc cho dù chúng chỉ đúng một phần nào đó đi nữa và hãy học hỏi từ chúng”, Bezos nói.
“Nếu cho rằng những chỉ trích đó đúng thì bạn nên thay đổi”, ông chia sẻ thêm. “Còn nếu bạn thấy những chỉ trích dành cho bạn là sai thì không có thứ gì trên thế giới này khiến bạn thay đổi được”.
Lắng nghe những lời khuyên
Đây là quan điểm gắn liền với Amazon từ những ngày đầu thành lập năm 1995, khi mà “không nhiều người để ý, quan tâm đến chúng tôi”, Bezos giải thích thêm.
Bezos nhận được một lá thư từ một nhà xuất bản sách, trong thời gian cửa hàng bán sách trực tuyến của ông vừa tiến hành những thử nghiệm liên quan đến đánh giá của khách hàng, nói rằng: “Amazon đã có cái nhìn thiếu chính xác về ngành bán lẻ. Việc công khai các đánh giá tiêu cực từ khách hàng chắc chắn sẽ làm sụt giảm doanh thu”.
Bezos chia sẻ rằng ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời chia sẻ trên, và sau đó ông cho rằng nhà xuất bản sách kia đã hiểu sai về sứ mệnh của Amazon.
“Tôi nghĩ: Không, ông ta sai rồi, chúng tôi không kiếm tiền bằng cách bán hàng, chúng tôi kiếm tiền khi mà khách hàng quyết định mua một sản phẩm nào đó”, Bezos chia sẻ. “Nó là một phạm trù hoàn toàn khác”.
Luôn tìm ra những mặt tích cực
Với tư cách người đứng đầu đế chế trị giá gần 1.000 tỷ USD, Bezos chia sẻ rằng ông vẫn tiếp tục tuân theo khuôn khổ đã đề ra.
Khi phải đối mặt với những chỉ trích liên quan đến thu nhập của người lao động, ông lắng nghe và nhận ra rằng đó không đơn giản là đòn tấn công nhằm vào Amazon, đó là tiếng gọi thúc đẩy công ty đặt những viên gạch đầu tiên cho sự thay đổi trong cả một ngành công nghiệp. Là người giàu nhất thế giới, Bezos đã trở thành tâm điểm cho sự bàn tán về sự bất công bằng trong thu nhập giữa những lãnh đạo cấp cao và người lao động.
“Chúng tôi đã ra quyết định. Bạn có thể đưa ra một mức đền bù mang tính cạnh tranh hoặc bạn có thể quyết định để là người tiên phong”, Bezos chia sẻ.
“Ngay sau khi đưa ra hướng suy nghĩ đó, chúng tôi chọn là một nhà tiên phong và theo tôi nghĩ, những người khác sẽ làm theo chúng tôi”, ông nói.
Theo CNBC
Người đồng hành