Người giàu nhất thị trường chứng khoán chia sẻ bí quyết chọn kênh đầu tư "ra tiền" năm nay
Là người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản nhưng ông Trịnh Văn Quyết lại cho hay, bất động sản chỉ là ưu tiên số 2 trong các kênh đầu tư năm 2017.
- 28-01-2017Ông Trịnh Văn Quyết: "Sống chậm để cảm nhận cuộc sống và quan tâm hơn đến những người xung quanh"
- 26-12-2016Rót hàng nghìn tỷ mua thêm cổ phiếu ROS, ông Trịnh Văn Quyết quyết tâm trở thành người giàu nhất thị trường chứng khoán 2016?
- 18-11-2016"5 không" trong kinh doanh bất động sản của ông Trịnh Văn Quyết
Trên Facebook cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa bày tỏ những quan điểm của mình về các kênh đầu tư năm 2017.
"Quyết định đầu tư là của mỗi người, sau khi đã tự tìm tòi, nghiên cứu. Lời tư vấn nào từ bất kỳ ai cũng chỉ mang tính tham khảo. Tuy nhiên, nếu các bạn vẫn muốn biết quan điểm cá nhân của tôi, hôm nay tôi có thể trả lời một cách sơ lược trên đây, nhưng xin nhắc lại, là chỉ để các bạn đã quan tâm có thể tham khảo." - ông Quyết nhấn mạnh.
Theo đó, với Chủ tịch của FLC, ưu tiên đầu tư số một trong năm 2017 vẫn là chứng khoán, và thứ hai mới là bất động sản. Còn với vàng và USD, ông Quyết chưa bao giờ lựa chọn đầu tư vào hai kênh này.
"Về chứng khoán nói chung, đây là kênh đầu tư tôi luôn đánh giá cao trong suốt hơn 10 năm qua. Ngay cả khi thị trường chung đi xuống, cơ hội đối với những cổ phiếu tốt vẫn luôn tồn tại."
Đây là những lý do mà ông Trịnh Văn Quyết đánh giá cao chứng khoán:
Thứ nhất là bối cảnh vĩ mô trong nước đang tốt hơn, đặc biệt với các nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ mới. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp tự tin mở rộng đầu tư hơn, tạo đà cho tăng trưởng, tăng thu nhập.
Thứ hai là dòng tiền vào thị trường. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhìn chung khá thấp đã và đang khuyến khích tiền từ tiết kiệm chảy sang kinh tế. Mặt khác, ông Quyết nhận thấy mỗi khi các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn thực hiện cổ phần hoá và lên sàn, thông thường dòng tiền lớn sẽ đổ vào. Đây là một yếu tố hỗ trợ dòng tiền chung trên cả thị trường.
Bên cạnh đó thì dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng lên đáng kể, và nhiều khả năng tiếp tục tăng cùng với quy mô thị trường.
"Tôi nhớ chúng ta từng đưa ra vấn đề, làm cách nào để tăng quy mô thị trường chứng khoán để hấp dẫn với dòng vốn ngoại. Nay bài toán đó đang được giải với hàng loạt doanh nghiệp vốn hoá lên sàn niêm yết."
Về thị trường bất động sản, ông Quyết nhắc lại lý do tin tưởng vào tương lai dài hạn của ngành bất động sản, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng do gắn liền với đà phát triển của công nghiệp du lịch và giải trí hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên còn một lý do nữa, đó là sự ảnh hưởng từ chứng khoán.
"Nhiều năm qua, quan sát của tôi cho thấy, thường sau mỗi giai đoạn bùng nổ của chứng khoán tại Việt Nam thì bất động sản sẽ khởi sắc theo, do nhiều nhà đầu tư chuyển lợi nhuận từ chứng khoán sang mua bất động sản. Tôi chỉ có thể trả lời như vậy."