Người giàu suy nghĩ gì về việc kiếm tiền? Tư duy khác biệt tạo nên những mảnh đời khác biệt!
Trước khi chúng ta muốn giàu có, chúng ta phải kiểm soát được đồng tiền, làm giàu tâm hồn, đừng để bản thân bị thao túng bởi lòng tham và nỗi sợ.
- 28-07-2021Cách giáo dục con của người Do Thái: Nhỏ biết cách kiếm tiền, lớn tự khắc giàu có!
- 28-07-2021"Cha đẻ" của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền
- 27-07-20214 bước kỳ lạ để đạt tự do tài chính của giám đốc gọi vốn thành công 300 triệu USD: Người nghèo bán thời gian, người giàu tìm cách mua lại
(01)
Maugham từng nói: "Tiền có thể mang lại một thứ quý giá nhất trên đời, đó là không cần nhờ vả."
Trong cả cuộc đời này, bạn nhất định sẽ gặp phải rất nhiều thử thách và thăng trầm. Những người sinh ra đã ở vạch đích có lẽ sẽ thuận buồm xui gió hơn nhiều so với những đứa trẻ nghèo.
Chính vì vậy mà xã hội mới ngày càng nâng cao giá trị của đồng tiền.
Bởi vì thông qua nó, chúng ta có thể biết được giá trị của bản thân mình, có thể tự tin mà sống, cũng có thể an tâm mà sống!
"Làm sao để kiếm được nhiều tiền?" là câu hỏi muôn thuở mà ai cũng nghĩ đến.
Trên thực tế, kiếm tiền không chỉ là một khả năng, mà còn là sự học hỏi.
Nhắc đến cuốn sách đáng xem nhất và cũng có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với người thời nay về sự giàu có, đa phần ai cũng nghĩ đến cuốn "Cha giàu, cha nghèo."
Ai đã từng đọc cuốn sách này chắc chắn sẽ biết, nội dung của nó không tập trung vào việc dạy mọi người cách kiếm tiền, mà thay vào đó là tập trung vào tư duy nhiều hơn.
Điều này cũng cho thấy một điều, đó là: Sự khác biệt cơ bản trong cách quản lý tài sản giữa người giàu và người nghèo phụ thuộc vào tư duy và suy nghĩ.
Tư duy khác biệt, sẽ tạo nên những mảnh đời khác biệt!
Nhờ vào quyển sách này, mà tác giả Robert Kiyosaki cũng đã trở thành người đầu tiên trên thế giới đề xuất khái niệm "chỉ số thông minh tài chính", viết tắt là FQ.
"Chỉ số thông minh tài chính" của bạn cao đến đâu, sẽ quyết định trực tiếp việc bạn có sử dụng tốt các quỹ và nguồn lực mà bạn có trong tay hay không? Đồng thời còn giúp bạn đầu tư thông minh và quản lý, tích lũy tài sản tốt hơn!
(02)
Hầu hết trong số chúng ta, lần đầu tiên tiếp xúc với tiền bạc, hay nói chuyên sâu hơn là bắt đầu có hiểu biết về tài chính, là khi chúng ta còn rất nhỏ, lúc mà cầm tiền tiêu vặt sử dụng...
Đa số những người sống trong hoàn cảnh còn thiếu thốn về vật chất, về cơm ăn áo mặc, sẽ càng coi trọng việc lập kế hoạch sử dụng và tiết kiệm tiền bạc.
Điển hình là việc bỏ heo đất, ngày nay ít thấy trẻ con duy trì thói quen này, nhưng thời 9X về trước thì đa phần ai cũng như thế.
Như bạn đã thấy, môi trường xung quanh sẽ có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển và định hướng tư duy làm giàu của mỗi người.
Nhiều thanh niên sẽ hay than trách rằng: "Phải chi mình có bố giàu thì đã chẳng cần lo chuyện cơm ăn, áo mặc hằng ngày như mọi người."
Bạn thấy nhận định này có đúng hay không?
Nếu chỉ là lời nói đùa hay than vãn một, hai lần sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu đó là "câu cửa miệng" để người đó dùng biện hộ cho cái nghèo của mình, vậy tương lai của họ sẽ rất mịt mù.
Bởi vì sao?
Vì họ quá để tâm vào hoàn cảnh, mà không dùng thời gian đó để hoạch định chiến lược bản thân cần làm gì, để tạo ra những hành động thiết thực hơn!
Trên thực tế, nhiều người nghèo thường ước có "Bố giàu", nhưng người giàu họ chẳng bao giờ ngại khi có một ông "Bố nghèo".
Đây chính là sự khác biệt về tư duy giữa người giàu và người nghèo.
Dù ở trong hoàn cảnh nào, càng khó khăn, càng áp lực, thì càng chỉ là lý do để họ cố gắng hơn, chứ không phải là lý do để họ biện hộ cho sự thất bại của mình.
(03)
Đối với Buffett: "Kiếm tiền là một loại hạnh phúc." Ông ấy sẽ liên tục tự thưởng cho bản thân khi kiếm được tiền bằng cách dùng số tiền lãi có được đi đầu tư vào thứ khác.
Ngược lại có nhiều người vừa kiếm được chút tiền đã vội mua nhà sang trọng, mua xe hơi đời mới để đi khoe khoang với người khác.
Đây là họ đang "cố giàu" cho người khác xem, chứ không phải "làm giàu" cho chính mình.
Người giàu chân chính, họ rất khiêm tốn!
Họ không chỉ mạnh về tài chính, mà còn là những người có đời sống tinh thần khỏe, không làm việc vì lòng tham hay sợ hãi, mà làm việc vì nhiệt huyết.
Trước khi chúng ta muốn giàu có, chúng ta phải kiểm soát được đồng tiền, làm giàu tâm hồn, đừng để bản thân bị thao túng bởi lòng tham và nỗi sợ.
Trong cuốn sách "Đầu tư tốt nhất là đầu tư cho chính mình" của Nely Galan có viết:
"Đợi đến khi bạn có tư duy về cách đầu tư cho chính mình, bạn sẽ không còn dễ bị tổn thương hay thất vọng nữa, vì bạn đã có thể tự nắm mọi thứ trong tay mình."
Từ giờ, hãy học các kỹ năng, phương pháp thực tế để nâng cao tầm nhìn, suy nghĩ của mình về xã hội và tương lai. Tìm hiểu kĩ bản thân, để có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn, và cũng để bản thân có nhiều quyền lựa chọn hơn trong cuộc sống.
Doanh nghiệp và tiếp thị